Tôm Được Mùa, Được Giá
Năm 2013, Bình Thuận có dấu hiệu phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ, người nuôi tôm được mùa, được giá và kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, xác định được hướng phát triển rõ ràng đối với nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng đang ở vị trí “soán ngôi”.
Thắng lợi sản xuất, tiêu thụ tôm giống
Toàn tỉnh hiện có 150 cơ sở sản xuất tôm giống với 667 trại, tăng 29 trại so năm 2012. Trong đó, sản xuất giống tôm sú là 48 cơ sở và sản xuất, ương giống tôm thẻ chân trắng là 93 cơ sở, còn lại 9 cơ sở sản xuất giống ốc hương, cua giống, ương giống cá biển. Đặc biệt, năm 2013, tình hình sản xuất kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm được giữ vững.
Các cơ sở sản xuất tôm giống ước đạt 18 tỷ post, đạt 180% kế hoạch, tăng 28,6% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tôm sú là 1,7 tỷ con, tôm thẻ chân trắng 16,3 tỷ con. Để đáp ứng nhu cầu tôm giống trên thị trường, một số cơ sở sản xuất tôm sú đang chuyển sang ương tôm thẻ. Do thời gian ương giống tôm thẻ ngắn hơn, từ đó các cơ sở sản xuất được nhiều đợt vì vậy sản lượng tôm post tăng lên.
Tuy Phong là một trong những vùng nuôi tôm lớn nhất tỉnh nhờ được thiên nhiên ưu đãi nguồn nước thuận lợi cho phát triển tôm giống. Nhiều năm qua, các cơ sở tôm giống hoạt động hiệu quả, sản lượng đạt khá cao. Đến nay, tổng số cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn huyện là 108 cơ sở, sản lượng tôm giống năm 2013 ước đạt 17 tỷ post, đạt 189% KH.
Để theo dõi chặt chẽ chất lượng tôm thẻ chân trắng, Chi cục Thủy sản tăng cường công tác giám sát, cử cán bộ đến từng cơ sở ương nuôi giống tôm thẻ để ghi lại nhật ký sản xuất từng trại, từng giai đoạn, giám sát nguồn nauplius, kiểm dịch tôm giống xuất trại theo từng lô nhằm đảm bảo các lô tôm xuất ra thị trường đảm bảo kích cỡ, chất lượng tốt.
Bên cạnh đó, chi cục giám sát chặt chẽ tôm bố mẹ nhập khẩu, tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất tôm giống có nhập khẩu tôm bố mẹ. Trong năm, các cơ sở đã nhập về 78 lô tôm thẻ bố mẹ với số lượng 60.285 con, các lô tôm này đều đảm bảo chất lượng và được phép đưa vào sản xuất.
Tôm nuôi phục hồi
Nuôi thủy sản nước lợ của tỉnh tập trung chủ yếu cho nuôi tôm. Năm 2013, theo đánh giá Chi cục Thủy sản: Nuôi tôm nước lợ khá thuận lợi, đặc biệt là 6 tháng cuối năm do giá tôm thương phẩm tăng đột biến so với các năm trước nên đa số bà con nuôi tôm đều có lãi cao.
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng kéo dài nên nhiều vùng nuôi tôm như: xã Tân Thắng, Sơn Mỹ (Hàm Tân); Tân Phước (La Gi); Tân Thuận (Hàm Thuận Nam); Hòa Thắng (Bắc Bình); Chí Công (Tuy Phong) đã xảy ra hiện tượng tôm chết rải rác với các biểu hiện teo gan, đỏ thân, bỏ ăn, bơi lờ đờ khi tôm được 1,5 tháng. Nguyên nhân, do một số hộ nuôi tôm thả giống sớm so với lịch thời vụ, thêm vào đó là diện tích thả nuôi năm 2012 còn lại.
Những tháng cuối năm, tình hình thời tiết ổn định nên các vùng nuôi thả giống, tôm nuôi phát triển tốt, dịch bệnh ít xảy ra, nhiều hộ đạt năng suất cao, cộng với giá tăng cao (khoảng 120.000 - 150.000 đồng/kg, loại 100 con/kg) nên người nuôi phấn khởi và mạnh dạn thả giống. Chỉ riêng trong tháng 10, 11 do mưa bão xuất hiện làm môi trường thay đổi đột ngột nên một số diện tích nuôi bị ảnh hưởng tôm chết rải rác.
Năm 2013, tổng diện tích mặt nước nuôi tôm toàn tỉnh là 832,49 ha. Nhiều hộ thả nuôi từ 2 - 3 vụ/năm nên diện tích thả giống đạt khoảng 1.370 ha (chưa tính 294,75 ha thả năm 2012) chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tôm sú chỉ có 2,5ha. Diện tích thu hoạch trong năm 1.415 ha, đạt sản lượng 12.742 tấn, năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Diện tích còn lại đang nuôi chuyển sang thu hoạch năm 2014 là 210,95 ha. Tổng diện tích xả bỏ trong năm không thu hoạch khoảng 38,8 ha và thu hoạch sớm để giảm bớt thiệt hại là 11,65 ha.
Có thể bạn quan tâm
Hiện, ông Sùng Seo Sì đang hoàn tất những phần việc cuối cùng cho việc trồng cây tam thất, như làm đất, đóng cọc tre, chăng lưới sắt… Dự kiến sau gần 2 năm nữa, lứa tam thất đầu tiên của gia đình ông sẽ cho thu hoạch.
Thực hiện dự án mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới, năm 2013, huyện Sa Pa trồng mới được 29,4 ha đào Pháp tại các xã Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 400 triệu đồng.
Dù được Nhà nước triển khai các chính sách hỗ trợ trong quá trình khai thác hải sản, nhưng nhiều ngư dân chuyên câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn do chi phí chuyến biển tăng cao, trong khi sản lượng khai thác và giá cá giảm. Theo thống kê của Sở NN-PTNT sản lượng cá ngừ từ đầu năm đến nay ước đạt 4.250 tấn, giảm so với năm trước 29,8%.
Qua hơn 1 năm chuyển đổi mô hình nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Trà Vinh, mùa tôm năm 2013 ở Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú,… diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng tăng 10 lần so năm 2012.
Anh Cao Hoài Ân (SN 1984) ở ấp An Hòa, xã An Nhơn (huyện Châu Thành - Đồng Tháp) đã mạnh dạn chọn nuôi con cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Bước đầu, đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm ô nhiễm môi trường.