Tôm Chết, Ngư Dân Ở Huế Lao Đao
“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.
Đứng ngồi không yên
Ông Nguyễn Tiến, nuôi tôm ở xã Vinh Thanh (Phú Vang) tâm sự, vụ nuôi năm nay, gia đình tôi đầu tư 100 triệu đồng, nuôi 2 ha tôm xen cá. Tôm nuôi được 50 ngày tuổi, phát triển tốt, ngày ngày nhìn thấy đàn tôm tôi mừng thầm. Ai ngờ, sau một đêm ngủ dậy tôm bị bệnh chết hàng loạt, gia đình tôi không kịp trở tay.
Tương tự, anh Hà Dũng, ở thôn Thủy Diện, xã Phú Xuân (Phú Vang) xót xa: “Gia đình tôi nuôi xen ghép tôm cá kình, cá dìa đã 3 năm nay, những năm trước tôm, cá phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Hai năm nay, không biết sao mà chỉ sau khoảng 2 tháng thả nuôi tôm và cá đều bị chết, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Tôm, cá chết đẩy cho gia đình tôi vào đường cùng, vốn không có để tái đầu tư, nợ ngân hàng thì phải trả cả gốc và lãi. Gia đình tôi mong muốn Nhà nước sớm tìm giải pháp để giúp bà con tôi nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững”.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản, đến nay toàn tỉnh có 50 ha tôm nuôi từ 40-50 ngày tuổi bị bệnh môi trường và đốm trắng; làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống. Tôm nuôi bị chết chủ yếu tập trung ở huyện Phú Vang 30 ha và Phú Lộc 20 ha. Đến thời điểm này, những diện tích tôm chết hầu hết đã được xử lý bằng clorin và rải vôi xung quanh ao nuôi.
Hiện, bệnh ở tôm nuôi đã được khống chế, tuy nhiên do thời tiết diễn biến phức tạp nên ngành thủy sản khuyến cáo người dân không tự ý cấp, thoát nước ra vào hồ nuôi khi chưa được sự cho phép của ngành chức năng.
Tôm nuôi xảy bệnh và chết, một số kỹ sư thủy sản cho rằng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân khách quan do không có lũ nên các ao, hồ không được rửa sạch; nắng nóng và mưa giông kéo dài đó là điều kiện thuận lợi để các ký sinh trùng sinh sổi nảy nở.
Nguyên nhân chủ quan là các hộ nuôi thả cá với mật độ quá dày; trong khi đó theo quy định của ngành thủy sản cá dìa, kình chỉ thả 2con/m2, tôm 3-5con/m2, kích cỡ 2-3cm. Thả nuôi với mật độ dày cũng dẫn đến tôm, cá chậm lớn, bị ngạt và sinh ra dịch bệnh”.
Dập dịch kịp thời
Sau khi tôm nuôi xảy ra bệnh và chết, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh chủ động phối hợp với phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn các huyện và chính quyền địa phương sở tại kiểm tra, khoanh vùng, kịp thời dập dịch và khuyến cáo các hộ nuôi có tôm bị bệnh tuyệt đối không được phép tự ý xả nước ra khỏi ao nuôi.
Đồng thời, lấy mẫu tôm, cá bị bệnh tiến hành tiểu phẫu, soi trên kính lúp để sớm tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng.
Khi phát hiện tôm nuôi bị bệnh hộ nuôi phải báo ngay cho UBND xã, cán bộ thú y, khuyến ngư viên cơ sở để khoanh vùng và cảnh báo cho người xung quanh đề phòng lây lan. Đối với các ao nuôi xen ghép nếu cá, tôm chết nhưng vẫn tiếp tục nuôi các đối tượng khác phải đóng kỹ cống, không cho nước rò rỉ ra môi trường.
Dùng clorin hoặc vôi hàu rãi đều quanh bờ đê và xung quanh khu vực ao nuôi, cống cấp và thoát nước để giảm thiểu tối đa lây lan sang các ao nuôi khác. Sử dụng các loại hóa chất, như BCK, thuốc tím, formol nồng độ thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh trong ao, tái tạo môi trường để tiếp tục nuôi các đối tượng xen ghép khác.
Để nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, thiết nghĩ bà con ngư dân cần nâng cao ý thức trong việc nuôi trồng; chấp hành đúng quy định của ngành thủy sản đưa ra. Do khó khăn về kinh phí, nên công tác quy hoạch vùng nuôi chưa thể thực hiện được.
Trước hết, các hộ nuôi cần phải vệ sinh ao hồ sạch, đúng quy trình kỹ thuật và khuyến cáo của ngành thủy sản đưa ra. Đồng thời, với ba hồ nuôi gần nhau, hộ nuôi cũng cần hy sinh một hồ để chứa nước thải. Mô hình này, hiện nay ở xã Phú Xuân cũng có một số hộ nuôi thực hiện đã mang lại hiệu quả cao và bền vững trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đạt 130.000 tấn, trị giá gần 830 triệu USD, dự báo xuất khẩu hạt điều và các mặt hàng dầu vỏ hạt điều cùng sản phẩm chế biến sâu trong năm nay sẽ đạt từ 2 - 2,2 tỷ USD. Hiện Việt Nam có khoảng 300 DN xuất khẩu sản phẩm hạt điều đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Nuôi lươn trong bồn không chiếm nhiều diện tích. Có thể tận dụng trước nhà, sau vườn hay dưới sàn nhà làm bồn nuôi lươn. Chi phí nuôi lươn trong bồn rất thấp. Xã Tân An, thị xã Tân Châu phát triển mạnh mô hình nuôi này với hàng trăm hộ tham gia nuôi, hộ nuôi nhiều nhất từ 6 - 10 bồn, ít nhất cũng 1 - 2 bồn.
Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.
Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản, bởi một loại quả của Việt Nam muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận.
Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.