Tôm Chết Hàng Loạt Vì Ngộ Độc Sứa Và Thuốc Sát Trùng

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Ông Trần Văn Bài ở thôn 1 xã Hạ Trạch cho biết vụ mùa năm nay gia đình ông nuôi thả 1,5 triệu con giống, trên diện tích hơn 1,2 ha theo chu kỳ sau ba tháng chăm sóc (từ tháng Tư đến tháng Bảy), nếu không có gì thay đổi sẽ cho thu hoạch.
Tuy nhiên, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ thu hoạch, bỗng nhiên hàng vạn con tôm trong hồ nuôi của gia đình chết hàng loạt.
Tương tự như gia đình ông Bài là gia đình vợ chồng anh Lê Quang Bình ở thôn 2 xã Hạ Trạch có trên 70 vạn con tôm giống vừa mới thả được hơn một tháng, nay đã bị chết hàng loạt khiến vợ chồng anh điêu đứng.
Theo bà Lê Thị Thủy, cán bộ Chi cục Thú y huyện Bố Trạch, nguyên nhân tôm chết được xác định do bị ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Để hạn chế thiệt hại của bà con cũng như sớm tìm ra được căn nguyên khiến tôm chết hàng loạt, trước mắt Chi cục Thú y huyện Bố Trạch yêu cầu các chủ hồ nuôi tôm đóng cống, rải vôi xa bờ ao nuôi, nhằm cô lập với các ao nuôi tôm bị bệnh đồng thời thông báo với các chủ ao nuôi xung quanh để chủ động khống chế.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm để có biện pháp xử lý, yêu cầu chủ hồ nuôi tuyệt đối không được xả nước ra môi trường.
Trước đó, tại xã Mỹ Trạch của huyện Bố Trạch cũng đã có hàng vạn con tôm bị chết nguyên nhân là do bị bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.

Với lợi thế là dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định, cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng (Chợ Lách - Bến Tre) chọn làm kinh tế gia đình. Trong đó có gia đình nông dân Lê Văn Sớt (56 tuổi), ở ấp Tân Thạnh - xã Tân Thiềng. Gia đình ông Sớt đã trồng tắc hơn 25 năm qua, với hiệu quả cao.

Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, hiện tại huyện có khoảng 20 tấn quýt hồng rải vụ đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Ông Trần Châu Giang - Phó phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, gần cuối tháng 3 dương lịch đến nay tại xã Duy Thành và Duy Vinh có khoảng 15ha tôm thẻ chân trắng của hàng chục hộ dân bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

Hơn 1 tháng nay, người trồng mít Thái siêu sớm ở các vùng trọng điểm chuyên canh mít của tỉnh Tiền Giang như: Cái Bè, Cai Lậy đứng ngồi không yên vì loại mít này bất ngờ tuột giá mạnh.