Triển Khai Dự Án Nuôi Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Thương Mại EU
Dự án nhằm giúp các nước EU hiểu được quy trình sản xuất cá tra, tôm nuôi của VN đảm bảo an toàn đối với người sử dụng.
Ngày 12/3, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ Triển tổ chức Hội thảo triển khai kết quả khảo sát, nghiên cứu Dự án nuôi thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại cho các doanh nghiệp và các hộ nuôi thủy sản tại ĐBSCL.
Dự án Nuôi thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại thế giới do Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp Trường đại học Stirling thực hiện nhằm giúp các nước EU hiểu được quy trình sản xuất cá tra, tôm nuôi của Việt Nam đảm bảo an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng.
Theo GS. TS Nguyễn Thanh Phương – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, qua 4 năm triển khai, dự án đã thu thập một số kết quả từ các mô hình nuôi cá tra, nuôi tôm sú ở ĐBSCL cho thấy bệnh trong thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc nuôi trồng từ Việt Nam vào EU có rủi ro rất thấp đối với sức khỏe người tiêu dùng và kết quả này cũng ngang bằng với các sản phẩm được sản xuất tại EU. Không có loại thuốc và hóa chất cấm trong nuôi trồng thủy sản tại EU được sử dụng trong các sản phẩm xuất khẩu tại Việt Nam.
Rất nhiều trường hợp salmonnella tại EU đã liên quan tới sự tiêu dùng tôm và cá tra của Việt Nam. Có rất thấp sự lan truyền ký sinh trùng (FZT) từ cá Pangasius; quá trình lạnh đông đã vô hiệu hóa ký sinh trùng hiện diện trong sản phẩm cá Pangasius, không ảnh hưởng tới người tiêu dùng EU. Rủi ro bệnh đường ruột từ việc sử dụng thủy sản từ Việt Nam là rất thấp khi so sánh với các sản phẩm từ gia cầm và các thú nuôi khác. Các chất diệt khuẩn được sử dụng trong cá tra và tôm nuôi xu hướng giảm.
PGS - TS Trương Quốc Phú – Trưởng khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ cho biết: “Cá tra là sản phẩn chủ lực mang lại lợi ích kinh tế lớn cho ĐBSCL. Tuy nhiên trong thời gian gần đây sản xuất cá tra gặp nhiều khó khăn do giá cả bất ổn và gặp phải rào cản kỹ thuật của các nước”.
Có thể bạn quan tâm
Đến vùng cao Ba Tơ, nhắc đến cây tiêu người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ba Lế, bởi đây là đặc sản nổi tiếng một thời.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang vừa có thông báo về việc khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa, ứng phó trước, trong và sau mùa lũ để bảo vệ vườn cây ăn trái, tránh thất thoát cho nhà vườn.
Từ năm 2011 đến nay, bệnh đốm nâu xuất hiện và gây hại mạnh trên thanh long. Những tháng qua, bệnh tiếp tục lan trên diện rộng, làm thiệt hại lớn cho nhà vườn.
Do nằm ở khu vực địa hình thấp, trũng, tiêu thoát nước khó khăn nên trong đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có nhiều diện tích canh tác nông nghiệp bị thiệt hại, trong đó 100% diện tích trồng cây vải chín sớm, bị ngập úng.
Ông Nguyễn Văn Hồng, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được nhiều người biết đến nhờ mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm cho lợi nhuận cao, kinh tế đi vào ổn định, gia đình ấm no, hạnh phúc.