Tôm Càng Xanh Mùa Lũ Trúng Giá

Sau khi giảm 10.000 đồng/kg vào đầu tháng 10, hiện tôm càng xanh nuôi trong mùa lũ tại Đồng Tháp đã bất ngờ tăng giá mạnh trở lại, lên mức giá cao nhất từ trước đến nay
Ông Lê Thành Công ở ấp Phú Bình, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, Đồng Tháp - người có 5 héc ta diện tích mặt nước nuôi tôm càng xanh mùa lũ 2011 cho biết, hiện tại tôm càng xanh ôm trứng được thương lái trực tiếp vào ruộng của bà con nông dân cân với giá 100.000 - 105.000 đồng/kg (loại 40 con/kg), tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10; tôm loại 30 con/kg có giá 110.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; loại 20 con/kg tăng 10.000 đồng/kg lên mức giá 145.000 đồng/kg.
Đặc biệt, đối với tôm càng xanh thịt loại 50 - 60 gram/con có giá 270.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg; loại 70 gram/con trở lên có giá cao nhất đến 310.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg so với mức giá ngày 10/10, đây cũng là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Tương tự, tại thị trấn Tràm Chim, xã Phú Thọ, xã Phú Thành A… hiện giá tôm càng xanh mùa lũ cũng đã tăng từ 10.000 - 30.000 đồng/kg so với mức hồi giá đầu tháng 10.
Ông Nguyễn Văn Hiếu ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp cho biết, giá tôm càng xanh tăng mạnh là do thương lái đẩy mạnh thu mua đưa sang Campuchia tiêu thụ.
Ông Công nói, từ nay đến giữa tháng 11, nếu giá tôm vẫn duy trì ổn định như hiện nay, tình hình tôm nuôi vẫn đạt đầu tấn (năng suất) như mọi năm, mỗi héc ta đất nuôi tôm sau khi trừ đi các khoản chi phí gồm con giống, thức ăn, nhân công… bà con còn lãi bình quân trên dưới 100 triệu đồng.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tính đến cuối tháng 10 này, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thả nuôi được trên 1.275 héc ta tôm càng xanh.
Có thể bạn quan tâm

Trong số các mô hình làm kinh tế gia đình, nuôi chim bồ câu là hướng đi khá mới của nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã Nam Hòa (Đồng Hỷ - Thái Nguyên). Nuôi bồ câu có ưu điểm là vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, cho thu nhập cao. Tuy nhiên hầu hết các gia đình ở đây đều đang phát triển đàn một cách cầm chừng bởi họ lo sẽ khó tìm nơi tiêu thụ ổn định.

Ông Thành cho biết: Giống điều ghép có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại nhiều loại nấm bệnh gây hại nên cho sản lượng cao. Nếu giống điều thường trồng trên địa bàn xã cho năng suất cao nhất từ 2-3 tấn/ha thì điều ghép đạt từ 3,3-4 tấn/ha.

Nông dân Ba Tri (Bến Tre) được mùa, lúa đạt năng suất bình quân gần 6 tấn/ha. Giá lúa hiện nay từ 5.400-5.700 đồng/kg, trong khi giá thành cũng ở khoảng đó, khiến cho đa số hộ chỉ hòa vốn.

Những năm gần đây nông dân ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chẳng hạn như mô hình trồng dưa leo của anh Võ Văn Đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp gia đình anh phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty ca cao Nguyên Lộc (TX.Long Khánh, Đồng Nai) - đơn vị hợp tác với Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tổ chức nhân giống ca cao và thử nghiệm mô hình trồng xen canh ca cao với các loại cây trồng khác - cho biết, năm 2013 công ty đã cung cấp trên 100 tấn hạt ca cao đã lên men cho Tập đoàn Grand – Place.