Bí Quyết Trồng Đại Táo

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.
Quả của nó to thật. Có quả còn to hơn cả cái ly đựng nước trà. Đã vậy, nó lại thơm, ngon, giòn, ngọt, thịt quả dày, vỏ xanh nhạt rất hấp dẫn. Đi trên đường, thấy thúng táo mà tưởng người ta bán ổi. Thực ra, nhiều quả táo cũng ngang ngửa với quả ổi găng...
Đến thăm những gia đình trồng đại táo mới sướng mắt. Quả kín trên cây. Tất cả các cành đều phải chống vì quả quá nặng. Mỗi cây thu cả thúng quả mà vẫn còn đầy quả trên cây. Có lẽ, khó có cây nào mà năng suất lại vượt được đại táo.
Táo là loại cây mau cho thu hoạch. Đầu năm mà trồng nó là cuối năm đã được thu rồi. Ai dám bỏ đất để trồng vài chục gốc táo thì cuối năm tha hồ thu.
Ở Đăk Nông, có bác còn khoe với tôi là đã trồng tới 1.000 gốc táo. Chắc tới mùa thu hoạch, họ phải huy động vài xe ô tô tải mới liên tục đưa táo về thành phố bán được.
Ở rất nhiều làng phía Bắc, nhà nào cũng có ít nhất một vài cây táo. Nông dân mình bây giờ ăn cơm xong còn có cả đồ tráng miệng. Táo là loại quả được dùng thường xuyên. Chả ai nghĩ tới việc xuất khẩu vì tiêu thụ táo ở nội địa cũng đã đủ rồi.
Có mấy khi táo bị ế đâu! Nó lại ngon, bổ, tươi và không có tồn dư chất kích thích nên khách hàng rất ưa. Trồng táo lại quá dễ. Nó thích ứng rất rộng nên ở nước mình, chỗ nào cũng trồng được. Đất tốt, đất xấu, đất ruộng, đất vườn, đất đồng bằng, đất miền núi... đều trồng táo được hết.
Chỉ có điều, nó ưa ẩm chứ không ưa đất bị sũng nước. Do đó, chỗ trồng táo phải thoát nước tốt. Mặt khác, cây cho năng suất rất cao nên phải hết sức chú ý tới việc bón phân. Đã trồng táo thì nên đào hố và bón lót đầy đủ. Đất càng tốt, càng đủ phân thì năng suất càng cao.
Bộ rễ của cây táo rất phát triển, nó có thể ăn sâu tới hơn 1m và lan rộng tới 5-6m. Có nơi còn dùng cây táo làm cây chắn gió vì nó rất vững chắc. Tuy nhiên, cần lưu ý, táo là cây ưa sáng. Ta không nên trồng nó dưới tán các cây khác.
Ở phía Bắc, táo thường ra hoa vào tháng 6-9 và cho quả từ tháng 11-2. Còn ở phía Nam, táo có thể ra hoa quanh năm, cứ sau khi đốn cành 1-2 tháng là nó lại ra cành mới và ra hoa tiếp.
Hoa táo rất nhiều. Những vùng trồng nhiều táo nên kết hợp nuôi ong.
Để tăng năng suất cho táo, ta nên tiến hành khoanh vỏ. Khi trên cây hoa đã ra rộ, trên các thân cành chính, ta khoanh một khoanh vỏ rộng khoảng 1,5-2cm ngay sát dưới cành bên cuối cùng mang hoa. Biện pháp này sẽ giúp ta có thể tăng năng suất gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Hết vụ, ta đốn dưới vết khoanh để loại bỏ toàn bộ cành cũ. Cây sẽ ra cành mới cho năm sau.
Mọi nhà đều nên trồng táo. Giống đại táo có thể mua tại Viện Rau quả Hà Nội (điện thoại: 0913.564.528).
Có thể bạn quan tâm

Cùng thời điểm này những năm trước, người dân vùng đầu nguồn Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã có thể hưởng lợi từ mùa lũ do lượng cá, tôm về nhiều. Tuy nhiên, người dân cho biết hiện nay vẫn chưa có nước nhiều cùng với việc ghe cào đánh bắt cá bằng điện nên nguồn thủy sản đã giảm đi trông thấy.

Trung tâm giống thủy sản Bình Định (Trung tâm) đã cho lươn đồng sinh sản thành công, tạo ra được con giống chất lượng. Các mô hình nuôi lươn thương phẩm trong môi trường không bùn cũng đã cho kết quả khả quan.

Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua bằng con giống tự nhiên phát triền Tại Cần Giờ (TP.HCM) chủ yếu được nuôi theo truyền thống với hình thức nuôi quãng canh cải tiến bằng con giống tự nhiên được thả nuôi với mật độ 3 - 5 con/m2, tỷ lệ sống thấp và sử dụng thức ăn cá tạp suốt quá trình nuôi.

Ngày 14-8 vừa qua, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp Công ty CP đánh giá chứng nhận Globalcert đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng, được nuôi trên diện tích 3ha với sản lượng dự kiến khoảng 48 tấn/năm. Giấy chứng nhận này có giá trị đến tháng 7-2017.

Nhắc đến nghề khai thác biển, nhiều người nghĩ ngay đến cửa biển Sông Đốc, bởi đây không chỉ là cửa biển lớn, có đội tàu hùng hậu nhất tỉnh Cà Mau mà xứ biển này nhiều năm qua đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời nói riêng, toàn tỉnh nói chung. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh, huyện đã có không ít chính sách ưu đãi, từ đầu tư hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá cho đến đổi mới trang thiết bị, phương tiện, hướng tới hiện đại hoá.