Toàn Tỉnh Hiện Có Khoảng 46 Ha Thanh Long Ruột Đỏ
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có gần 46ha thanh long ruột đỏ giống “Long Định 1”, trồng chủ yếu ở huyện Xuyên Mộc và Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Từ năm 2010, giống thanh long này mới được một số gia đình ở huyện Xuyên Mộc đưa về trồng thử đến nay đã phát triển ra nhiều hộ trồng với quy mô lớn. Nhìn chung, giống thanh long “Long Định 1” thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, sinh trưởng tốt, ra hoa tập trung và có tỷ đậu trái cao, chất lượng hơn hẳn giống thanh long thông thường.
So với giống thanh long thông thường, việc trồng “Long Định 1” có chi phí cao hơn ở khâu chăm sóc và bảo vệ sâu bệnh, giá bán thanh long ruột đỏ cũng cao gấp 1,5 lần so với thanh long thông thường. Hiện tại, thanh long ruột đỏ ngoài việc cung cấp cho thị trường trong tỉnh, một lượng lớn sản phẩm được thương lái đưa đi tiêu thu ở trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, giống thanh long ruột đỏ “Long Định 1” do Viện Cây ăn quả Miền Nam chọn tạo; đây là giống thanh long có đặc điểm khác biệt so với giống thông thường đó là thịt quả khi chín có màu đỏ, ngọt và mát nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu tháng 10 đến nay, giá nho đỏ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang giảm mạnh. Thu nhập bị giảm sút, nhiều hộ nông dân trồng nho đang loay hoay “tính kế” phá nho đỏ để trồng các loại cây ngắn ngày... đơn cử tại xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn).
Ngày 16.10, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị công bố kết quả bình tuyển và trao giấy chứng nhận cho các hộ có cây nhãn đầu dòng. Nhãn đầu dòng được bình tuyển gồm 3 loại: Nhãn chín sớm, nhãn chín chính vụ và nhãn chín muộn.
Vốn đổ vào đầu tư phát triển, vượt thu ngân sách… cho thấy mục tiêu tăng trưởng 11,5% của năm 2015 rất khả thi, nhưng Quảng Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước ngưỡng cửa hoạch định kế hoạch năm 2016.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016; trong đó đề cập nhiều nội dung về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch gắn với bảo tồn làng nghề đang là hướng ưu tiên hiện nay của nhiều địa phương. Thông qua các sản phẩm thủ công đặc trưng không chỉ giúp giữ gìn thương hiệu mà còn tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập để yên tâm gắn bó với nghề.