Lợi Nhuận Từ Nuôi Tôm Nước Lợ Đạt Trên 6,2 Tỷ Đồng
Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn khoảng 105 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 55 ha, 50 ha nuôi cá nước ngọt. Báo cáo từ UBND thành phố Đông Hà cho biết, trong tháng 9/2013, người dân đã tiến hành thu hoạch xong vụ tôm nước lợ với tổng sản lượng đạt 103,69 tấn, doanh thu ước đạt 15,387 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 6,272 tỷ đồng. Các phường nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao là: Đông Giang, Đông Lễ.
So với năm 2012, sản lượng tôm thu hoạch giảm 22,16 tấn nhưng doanh thu lại tăng hơn 987 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh trên tôm bùng phát trong toàn tỉnh, nhiều diện tích tôm bị mất trắng hoặc thu hoạch non dẫn đến sản lượng sụt giảm đồng thời đẩy giá thành tôm thương phẩm lên cao. Đối với cá nước ngọt, đến thời điểm này cơ bản đã thu hoạch xong để tránh lũ, sản lượng ước đạt 117 tấn. Một số giống cá mới được đưa vào nuôi có năng suất, hiệu quả khá cao như cá rô đầu vuông.
Mặc dù được xác định là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro nhưng với kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân, sự giúp đỡ, hỗ trợ của các ngành chuyên môn, ngành nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Đông Hà đã đạt được những kết quả khả quan. Đây chính là điều kiện để thành phố nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và cải thiện thu nhập cho một bộ phận người dân.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi, nhất là các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh trên gia súc nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.
Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.
Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Đây là thông tin của Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Ninh công bố sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu nuôi nhốt tại ba trang trại tại thành phố Hạ Long. Theo kết quả đánh giá, thực trạng tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh là đáng báo động với nhiều cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói.