Festival nông nghiệp mà mỏi mắt tìm hàng nông nghiệp

Chỉ có 5% số gian hàng cho nông dân
Chị Hòa là một trong số rất ít những nông dân trực tiếp sản xuất và đưa sản phẩm của mình đến dự festival đợt này.
Theo Ban tổ chức (BTC), festival có gần 600 gian hàng, nhưng chỉ có 30 gian là dành cho nông dân.
Một số khác đi ké trong gian hàng của Hội nông dân tỉnh.
Như vậy, tính trên số lượng, nông dân chỉ chiếm tỷ lệ 5% trong một lễ hội được mang tên Festival nông nghiệp, gần như lọt thỏm trong vòng vây của rất nhiều gian hàng khác chẳng liên quan gì đến nông nghiệp.
Festival Nông nghiệp TPHCM 2015 do Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 23-10 đến ngày 29-10.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó Ban tổ chức (BTC), nhìn nhận số gian hàng của nông dân là quá ít ỏi.
Theo ông, cũng có một số nông dân dự festival theo kiểu đi chung dưới sự tư vấn, bảo trợ của hội nông dân tỉnh, hoặc gửi nhờ sản phẩm cho doanh nghiệp vì sợ tốn kém, nhưng như thế họ cũng mất đi cơ hội tiếp cận thị trường.
Phải chăng vì vậy đã tạo nên sự thiếu vắng nét đa dạng của sản phẩm nông nghiệp, là nền tảng cần thiết của một festival chuyên đề?
Với khuôn viên rộng mở như ở công viên Gia Định, những gian hàng theo quy chuẩn 9m2 hàng loạt liệu có còn phù hợp, hay cần phải thay đổi? Việc bố trí theo hình thức hội chợ thương mại khiến không ít khách tham quan cho rằng Festival nông nghiệp sao nhìn thấy nhiều quá nhiều sản phẩm gỗ, quần áo...
Anh Sam Nguyễn, đại diện một doanh nghiệp tổ chức sự kiện truyền thông quốc tế, khẳng định festival là một cơ hội tốt để nông dân có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, tại một trung tâm tiêu thụ lớn nhất nước.
Ngược lại, cư dân thành phố có thể tìm ra được những sản phẩm, nguồn sản phẩm xanh, sạch, an toàn cho mâm cơm gia đình.
Ông Nguyễn Hữu Trí, chủ gian hàng cây giống ở Bến Tre, thì nêu ý kiến thành phố nên tổ chức lễ hội nông nghiệp thường xuyên để người nông dân có thể giới thiệu được nông phẩm một cách đa dạng và tập trung.
Nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam mùa nào thức nấy vốn đa dạng các loại cây trái quanh năm.
Lâu lâu mới tổ chức một festival có là quá ít so với nhu cầu.
“Người dân thành phố vốn thiếu niềm tin lẫn thông tin về sản phẩm sạch, an toàn.
Festival nông nghiệp nên diễn ra thường xuyên vì nó là yếu tố cấu thành sức mua đồng thời giúp ích cho người sản xuất nông nghiệp,” ông Trí nói.
“Biết là chưa tốt nhưng vẫn cố gắng thực hiện"
Thà “méo mó, có hơn không” là cách nói hóm hỉnh mà ông Thọ kết luận cho nỗ lực thực hiện chương trình của Trung ương Hội nông dân.
Ông cho biết, năm nào trong kết luận báo cáo tổng kết, Hội cũng đề nghị nhà nước cần hỗ trợ thêm kinh phí xúc tiến thương mại để giúp nông dân.
“Biết là chưa tốt nhưng vẫn cố gắng thực hiện.
Thà làm mà chưa đạt, cố gắng hơn một tý còn hơn không làm.
Đó là quan điểm của BTC,” ông nói.
Được biết, vốn ban đầu bỏ ra thực hiện festival khoảng 4 tỉ đồng nhưng tiền tài trợ chỉ khoảng 250 triệu.
Lễ hội không bán vé, phí gian hàng không thể lấy cao, nên nếu BTC không đưa vào các gian hàng thương mại, thì kinh phí sẽ thiếu hụt.
Trong Festival nông nghiệp có cả quần áo và các vật phẩm phi nông nghiệp vì lẽ đó.
Trung ương Hội nông dân đã từng tổ chức bốn kỳ lễ hội trước đó nhưng Festival nông nghiệp TPHCM 2015 là lần đầu tiên.
Do eo hẹp trong kinh phí tổ chức mà festival chỉ mới đạt được một số yêu cầu cơ bản đặt ra chứ chưa thể hiện đúng tầm mức một lễ hội lớn.
“Tuy nhiều ý định chưa đạt được, nhưng con số 200.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm đã nói lên nhu cầu lớn của cư dân đô thị đối với sản phẩm nông nghiệp”, ông Thọ chia sẻ.
Từ con số này, anh Sam Nguyễn tin rằng: “Nếu tổ chức bài bản và thường xuyên hơn, vấn đề kinh phí sẽ được giải quyết bởi các doanh nghiệp tham gia vì lợi ích nhiều mặt họ sẽ thu về.
Thị trường là như vậy!”
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Với hơn 150 nghìn ha, tỉnh Bình Phước được coi là "thủ phủ điều của cả nước". Cây xóa đói, giảm nghèo một thời, nay vì mất giá, cho nên người dân chặt bỏ. Nhiều hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư, đất bạc màu là còn chung thủy với cây điều. Nhưng cơn lốc của thị trường, lại nảy sinh tình trạng bán điều non, gây nhức nhối ở các xã vùng sâu tỉnh Bình Phước.

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.

Tháng 8-2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện triển khai mô hình “Nuôi thử nghiệm cá diêu hồng” tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn. Sau 5 tháng thực hiện, mô hình đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.