Thủy sản không đạt an toàn thực phẩm tăng

Đây là số liệu được Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong báo cáo tại Hội nghị Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Nafiqad tổ chức tại TPHCM vào ngày hôm nay, 29-10.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2015, số lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm là 165 lô, tăng 6 lô hàng so với cả năm 2014, còn số lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất, kháng sinh là 78, tăng 10 lô so với cả năm 2014.
Theo đó, xuất khẩu thủy sản qua ba thị trường lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật và EU đều có những lô hàng bị cảnh báo.
Cụ thể, thị trường Mỹ, theo báo cáo của Nafiqad, trong 9 tháng đầu năm nay đã có 35 lô hàng bị cảnh báo vị phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, tăng 6 lần so với năm 2014; còn thị trường Nhật là 27 lô hàng, trong đó chủ yếu là liên quan đến kháng sinh cấm sử dụng và kháng sinh hạn chế sử dụng.
Thị trường EU cũng phát hiện 27 lô hàng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhiễm vi sinh với 18 lô hàng, tương đương gần 67% lô hàng bị cảnh báo.
Nafiqad cho biết sau khi có thông tin nêu trên, cơ quan này đã có những điều tra để tìm nguyên nhân của vấn đề.
Và, căn cứ trên báo cáo điều tra của các doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo, nguyên nhân dẫn đến các lô hàng bị cảnh báo hóa chất, kháng sinh cấm chủ yếu xuất phát từ công đoạn nuôi trồng.
Cụ thể, các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với các loại hóa chất kháng sinh được phép sử dụng.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số cơ sở nuôi trồng thủy sản còn sử dụng chất cấm trong quá trình nuôi.
Tuy nhiên, theo Nafiqad một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến số lượng lô hàng bị cảnh báo tăng là ở khâu lấy mẫu tại Việt Nam chưa mang tính đại diện, kiểm nghiệm mẫu thẩm tra chưa đủ độ tin cậy nên mới có tình trạng lô hàng khi được kiểm tra ở Việt Nam đã đạt các chỉ tiêu nhưng khi bên nhập khẩu kiểm tra lại mẫu, kết quả lại vượt ngưỡng quy định.
Lô hàng đó, lúc này sẽ nằm trong diện bị cảnh báo và thường bị trả về.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 20 năm trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến, ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè… Và ông đã trở thành tỷ phú được nhiều người biết đến.

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.

Một năm trôi qua ở Đồng Tháp, nghề chăn nuôi heo phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bài toán về giá cả hiện nay đang khiến họ thêm nặng gánh, giá bán thấp hơn giá thành. Trong khi đó, việc vay vốn ngân hàng cũng không phải dễ dàng...

Ông Nguyễn Anh Dũng, một trong những thương lái mua cá điêu hồng có quy mô tương đối lớn ở phường 2, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, giá cá điêu hồng mua tại bè hiện dao động từ 38.000 - 39.000 đồng/kg, thậm chí loại cá cỡ lớn (từ 1 kg/con trở lên) ở mức 40.000 - 41.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh văn Hổ, nông dân ấp Mỹ Long, xã Mỹ An huyện Chợ Mới (An Giang), những năm gần đây khá lên nhờ áp dụng mô hình trồng bắp, nuôi bò và sử dụng phân bò làm khí đốt biogas. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, mặt khác vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.