Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch
Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự.
Các nhà vườn được các nhà khoa học hướng dẫn một số kỹ thuật canh tác cây xoài, các yếu tố ảnh hưởng, giai đoạn cung cấp dinh dưỡng, tỉa cành tạo tán, biện pháp xử lý xoài ra hoa nghịch mùa; kỹ thuật xử lý xoài ra hoa đồng loạt; thời điểm kích thích; kỹ thuật bao trái, cách bảo quản sau thu hoạch trước khi đi tiêu thụ; hướng dẫn nhà vườn nhận diện một số bệnh hại chính (thán thư, đốm lá, gỉ sắt, xì mủ, nứt trái…) và biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên trái xoài; giới thiệu một số thuốc trừ bệnh thế hệ mới Nativo, Antracol, Cofidor để nhà vườn xử lý bệnh trên trái xoài.
Đồng thời khuyến cáo nhà vườn nên áp dụng trồng xoài theo hướng GAP, chọn các giống xoài chất lượng, sạch bệnh; đa dạng cây trồng, xây dựng và quảng bá thương hiệu để cây xoài đứng vững và tồn tại trên thị trường.
Related news
Sau Tết Nguyên đán là thời điểm bà con nông dân chuẩn bị tái đàn chăn thả lứa lợn, gà mới. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khuyến cáo, trước khi chăn nuôi lứa mới, bà con cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chuồng trại, đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, giữ cho đàn vật nuôi khỏe mạnh.
Đến nay, các đối tượng trên không có biểu hiện hội chứng cúm trên người. Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm đang được các địa phương ở tỉnh Tiền Giang quan tâm thực hiện. Trong đó chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức phòng bệnh.
Năng động, chịu tìm tòi, học hỏi… Đặng Nhật Trường, 24 tuổi, ngụ ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đột phá khi đưa giống gà Đông Tảo về nuôi ở vùng nông thôn huyện Cờ Đỏ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho nhiều thanh niên nông thôn cơ hội vươn lên.
Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ bán, nuôi dê trở thành “cứu cánh” của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất. Trong điều kiện giá cả thức ăn công nghiệp ngày càng tăng, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình chăn nuôi này đang thu hút nhiều gia đình ở nông thôn.
Khoảng đầu năm 2014, tình cờ đi thăm nhà người quen tại huyện Lấp Vò và được tham quan một số mô hình nuôi thỏ thương phẩm đạt hiệu quả tại đây anh quyết định mua 5 cặp thỏ bố mẹ về nuôi. Sau 8 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Nhân đã nâng qui mô đàn thỏ thường xuyên được 160 con, trong số này dao động từ 35 – 45 con thỏ bố mẹ còn lại là thỏ tơ và thỏ con.