Tổ Hợp Tác Quýt Đường Vĩnh Thới sản xuất theo hướng GlobalGAP
Đón đầu xu thế
Ông Tống Văn Phong - Tổ trưởng THT quýt đường Vĩnh Thới chia sẻ: “Trong thời buổi kinh tế hội nhập, yêu cầu của thị trường ngày một khắc khe hơn, nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, do đó THT thực hiện quy trình GlobalGAP. Dù quy trình thực hiện GlobalGAP có những đòi hỏi nhất định nhưng không quá khó so với phương thức sản xuất truyền thống”.
Để các tổ viên đồng hành với phương thức sản xuất mới, thời gian đầu THT cũng không mấy thuận lợi. Bởi giá sản phẩm giữa sản xuất truyền thống và phương thức sản xuất mới vẫn như nhau nên chưa tạo động lực cho tổ viên. Tuy nhiên, bằng minh chứng thực tế, việc tuyên truyền đã thuyết phục được nhiều người.
Diện tích thực hiện của THT quýt đường hiện nay trên 10ha gồm 12 thành viên đảm nhận. Mỗi năm THT cung ứng cho thị trường sản lượng dao động từ 500 - 600 tấn. Với mỗi công quýt đường, người sản xuất thu lợi nhuận trên 70 triệu đồng.
Định hướng ban đầu của THT là giúp nhà vườn nâng cao ý thức trong canh tác vừa bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và người sản xuất. Vì vậy, việc xây dựng thành công GloabalGAP khẳng định sản phẩm trong nước vẫn đáp ứng các quy chuẩn nghiêm ngặt về trái cây sạch, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài trên thị trường. Ông Phong chia sẻ: “Điều lo lắng nhất của tôi là sản phẩm của mình thua ngay trên sân nhà so với sản phẩm cùng loại của các nước khi du nhập vào Việt Nam”.
Đưa doanh nghiệp vào đồng hành
Để giúp nông sản phát triển lên tầm cao mới thì chứng nhận GlobalGAP chỉ là bước khởi đầu. Để trái quýt đường chiếm lĩnh nhiều thị trường rất cần sự góp mặt của các doanh nghiệp tham gia đầu tư theo chuỗi giá trị. “Người sản xuất chỉ dừng chân ở việc canh tác, còn khai thác thị trường thì khó có thể kham nổi. Trong khi đó, nếu có sự vào cuộc của doanh nghiệp thì chính họ là thị trường, họ biết được nhu cầu của thị trường ra sao và phân khúc thị trường để phục vụ” - ông Phong cho biết thêm.
Hiện nay, THT đã mời một số doanh nghiệp tham gia vào THT để khai thác thị trường. Và đây cũng là tín hiệu mới cho THT trong phát triển sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, THT đang tìm những đối tác khác có đủ uy tín và năng lực để đầu tư đầu vào cho nông sản, khai thác thêm giá trị gia tăng từ quýt đường như làm nước ép, mứt...
Ông Huỳnh Văn Tồn - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung cho hay: “Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ để trình Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm quýt đường của Lai Vung. Với sự kết hợp giữa nhãn hiệu hàng hóa và chứng nhận GloabalGAP của THT quýt đường Vĩnh Thới sẽ tạo cơ hội, điều kiện giúp cho sản phẩm quýt đường của địa phương phát triển”
Related news
Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 30/8, hơn 60 cán bộ, nhân viên VNPT Phú Yên diễu hành trên các tuyến phố ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa để tuyên truyền triển khai gói cước Zone 500 đồng hành cùng ngư dân bám biển. Chương trình này VNPT Phú Yên sẽ lần lượt tổ chức đi diễu hành tuyên truyền tại các địa phương còn lại
8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 héc-ta.
Hiện nay, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có 250 ha nuôi thủy sản nước lợ với 105 hộ tham gia.
Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha. Sản lượng thu hoạch đến tháng 8/2015 là 19.724 tấn/40.425 tấn (8.049 tấn tôm sú, 11.675 tấn tôm thẻ chân trắng), đạt 48,7% kế hoạch, giảm hơn 9.100 tấn (tôm sú 1.856 tấn, tôm thẻ 7.195 tấn) so cùng kỳ.