Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Chức Lại Ngành Bột Cá

Tổ Chức Lại Ngành Bột Cá
Ngày đăng: 10/02/2014

Bột cá là thành phần quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chỉ khi nào hoạt động sản xuất bột cá trong nước được tổ chức, sắp xếp lại một cách hiệu quả thì giá thành thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản mới có thể đi vào ổn định.

Buông lỏng quản lý sản xuất và tiêu thụ

Thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất NTTS; đối với nuôi cá tra, tỷ lệ này có thể lên trên 70%. Giá thành các loại thức ăn thủy sản tăng nhanh và liên tục, một phần nguyên nhân là do nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thức ăn thủy sản chủ yếu phải NK và phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, rất khó kiểm soát về chất lượng và không thể điều tiết giá.

Bột cá là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất thức ăn nuôi thủy sản. Tuy nhiên, nghịch lý hiện nay là phần lớn bột cá đều có nguồn gốc NK, còn ngành sản xuất bột cá trong nước có đủ tiềm năng để thỏa mãn nhu cầu đó lại đang bị bỏ ngỏ.

“Các DN sản xuất thức ăn kêu là nguồn cung bột cá không đủ cho sản xuất, nên họ NK vô tội vạ, làm mất đi nguồn ngoại tệ lớn của đất nước, trong khi nguồn bột cá trong nước dư thừa không tiêu thụ hết, DN bột cá trong nước phải tự bươn chải tìm đầu ra vô cùng khó khăn. Đây là một nghịch lý khó có nơi nào trên thế giới thấy như ở nước ta” - ông Châu Minh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Minh Tâm - một trong những DN sản xuất bột cá lớn tại Kên Giang - bức xúc.

Việt Nam là một trong những quốc gia có thế mạnh về kinh tế biển, NTTS nước ngọt, lợ, mặn đều rất phát triển. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp chế biến bột cá trong nước, kể cả bột cá biển lẫn bột cá nước ngọt.

Theo đánh giá của ông Tâm, bột cá biển Việt Nam có chất lượng, độ đạm rất cao, có khi đạt đến 65-67 độ đạm, điều mà bột cá của các nước trong khu vực như Thái Lan không bao giờ có được. Cũng theo ông Tâm, sản lượng bột cá biển hiện nay của cả nước giao động trong khoảng 800.000 đến 1 triệu tấn/năm. Riêng tại Kiên Giang, với 10 nhà máy sản xuất hiện có, sản lượng bột cá hằng năm không dưới 100.000 tấn.

Đại diện cho một trong những đơn vị sản xuất bột cá qui mô lớn của tỉnh Kiên Giang, ông Tâm cho rằng, nguồn cung bột cá trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản cả về lượng lẫn về chất. Nhưng hiện nay hầu hết các DN chế biến thức ăn đều NK bột cá, nguyên nhân chủ yếu là do đa số các công ty này đều là công ty con, có đơn vị chủ quản, công ty mẹ ở nước ngoài. Ông không loại trừ khả năng “chuyển giá” của các DN chế biến thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

“Họ cũng họp đồng thu mua với các DN bột cá trong nước khi có nhu cầu bột cá có chất lượng, độ đạm cao, nhưng lượng tiệu thụ rất nhỏ, còn phần lớn là NK, nên các DN sản xuất bột cá trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Ngoài ra, việc NK bột cá không phải chịu thuế trong khi đối với các DN sản xuất trong nước lại phải chịu thuế suất 5%. Đây là nghịch lý lớn, khiến cho DN trong nước mất lợi thế cạnh tranh ngay trên sân nhà” - ông Tâm cho biết.

Cần có tổ chức

Trước thực trạng khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bột cá của các DN trong nước cũng như tình hình giá cả các loại thức ăn thủy sản tăng cao, gây nhiều bức xúc cho người chăn nuôi nói chung cũng như người nuôi thủy sản nói riêng, việc tổ chức, sắp xếp lại hoạt động sản xuất, tiêu thụ bột cá trong nước là vô cùng cần thiết và cấp bách.

“Trước tiên các DN sản xuất bột cá trong nước cần phải tập hợp lại với nhau thành một tổ chức, phải thống kê chính xác số lượng nhà máy, sản lương bao nhiêu ở từng địa phương và cả nước từ đó có kế hoạch điều tiết sản xuất, đảm bảo cung cầu trong nước ổn định, giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài, định hướng thị trường cho sản xuất, góp phần ổn định giá cả thị trường bột cá cũng như giá cả thành phẩm thức ăn chăn nuôi” - ông Tâm đề nghị.

Rõ ràng, từ việc xác định sản lượng bột cá trong nước, tổ chức này sẽ tham mưu cho cơ quan quản lý Nhà nước có cách chính sánh điều chỉnh hạn chế lượng bột cá NK, quản lý tốt hơn giá thức ăn chăn nuôi trong nước, đồng thời sẽ kiến nghị kịp thời điều chỉnh các các bất cập về chính sách, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, tăng cường tiếng nói của cộng đồng DN sản xuất bột cá đối với cơ quan quản lý Nhà nước.

Sản xuất bột cá là một trong những ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có yêu cầu về trình độ lỹ thuật rất cao, đặc biệt là ở khâu xử lý nước thải. Việc ra đời một tổ chức cầu nối sẽ giúp cho các DN sản xuất bột cá trong nước thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ lẫn nhau về vốn, kỹ thuật, góp phần đảm bảo ngành phát triển bền vững, lâu dài.

Ngoài ra, với những thế mạnh về kinh tế biển cũng như sự phát triển mạnh của ngành NTTS nước ngọt, nhất là cá tra, bên cạnh bột cá biển, bột cá nước ngọt cũng có một tỷ lệ rất lớn. Nhưng sử dụng hai loại bột cá này sao cho hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Vì thế, cần có một tổ chức điều phối, phối hợp với cơ quản quản lý Nhà nước để có hướng quản lý và hướng dẫn cho DN thực hiện.

Đã từ lâu, nông dân luôn than phiền giá thức ăn chăn nuôi luôn tăng và mất kiếm soát mà một trong những nguyên nhân là do chúng ta không kiểm soát và xử lý được cái gốc của vấn đề là khâu sản xuất, tiêu thụ và NK bột cá. Chỉ khi nào chấn chỉnh được cái gốc này người chăn nuôi mới có thể phần nào “ăn ngon ngủ yên”, không phải nơm nớp lo sợ thức ăn chăn nuôi lại tăng giá.


Có thể bạn quan tâm

Xuống Biển Xuống Biển "Săn" Nhum

Đến Sa Huỳnh (Đức Phổ), những thực khách xuýt xoa khen ngợi các món ăn được chế biến từ nhum. Cách đấy không xa, nhiều bóng người cứ ẩn hiện sau những con sóng lặn bắt từng con nhum cố bám vào ghềnh đá ven bờ biển. Cơ thể họ tím tái vì ngâm lâu trong làn nước lạnh.

22/07/2014
Điểm Nhấn Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Sóc Trăng Điểm Nhấn Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Sóc Trăng

Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.

08/12/2014
Khơi Dòng Vận Tải Thủy Khơi Dòng Vận Tải Thủy

Thông tin tại hội nghị, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà vận chuyển thủy nội địa hàng đầu tại ĐBSCL - cho biết từ năm 2010 đến nay, dù sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng container từ ĐBSCL đến TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển của toàn vùng, khoảng 17-18 triệu tấn/năm.

22/07/2014
Giảm Nhập Siêu - Giảm Lệ Thuộc! Giảm Nhập Siêu - Giảm Lệ Thuộc!

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 7, cả nước nhập siêu khoảng 200 triệu USD. Nhìn bức tranh xuất nhập khẩu của các tháng đầu năm 2014, có thể thấy đây là thời điểm con số nhập siêu giảm sâu nhất (trong 6 tháng đầu năm, xuất siêu của Việt Nam đạt gần 1,51 tỷ USD).

22/07/2014
Bí Đỏ Bí Đầu Ra Bí Đỏ Bí Đầu Ra

Nông dân Võ Văn Cường, thôn Suối Méc, xã Ninh Thân (TX Ninh Hòa), một người trồng bí đỏ có thâm niên cho biết: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên cây bí sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất tương đối ổn định, dao động từ 12-15 tấn/ha, tăng từ 2-3 tấn/ha so với năm ngoái.

08/12/2014