Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai môn bí đầu ra

Khoai môn bí đầu ra
Ngày đăng: 26/06/2015

Hai địa phương có diện tích trồng khoai môn lớn nhất ĐBSCL là huyện An Phú (An Giang) và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Hiện người trồng khoai môn ở đây đang rơi vào cảnh thua lỗ nặng, vì không có đầu ra.

Ông Lê Văn Đào, trồng 8 công khoai môn ở xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú (An Giang) cho biết thời tiết năm nay thuận lợi nên năng suất khoai môn vụ hè thu đạt từ 3,5-4 tấn/1.000m2, cá biệt có nơi đạt 5 tấn/1.000m2.

Tuy nhiên, do giá khoai môn đang sụt giảm, chỉ bằng 1/4 mức giá cùng kỳ năm ngoái, khiến người dân thua lỗ nặng. Hiện giá bán khoai tại ruộng chỉ có 3.000đ/kg, giảm hơn 10.000đ/kg so với năm 2014. Theo ông Đào, 8 công khoai của ông lỗ gần 40 triệu đồng.

Ở Đồng Tháp tình cảnh cũng tương tự. Theo thống kê của UBND xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, vụ hè thu 2015 toàn xã xuống giống 75ha khoai môn. Hiện nông dân mới thu hoạch được 6ha, số còn lại đang tiếp tục thu hoạch. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ đang bí.

Anh Trần Lê Duy Linh, cán bộ nông nghiệp xã Mỹ An Hưng A cho biết, khoai môn từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 5 - 6 tháng, củ nặng từ 0,5 -2kg/củ, nhưng hiện nay có đám ruộng để tới 7 tháng chưa thu hoạch vì thương lái không mua. Hiện giá khoai chỉ còn 3.000đ/kg.

Theo nhiều nông dân trồng khoai môn ở huyện Lấp Vò, nếu như trước đây thương lái mua khoai môn cả củ cái lẫn củ giáo (củ phụ đeo quanh củ khoai cái) thì hiện nay họ chỉ mua củ cái. Chị Trương Hồng Hoa cho biết, củ giáo chiếm 40 - 50% tổng sản lượng ruộng khoai. Giờ thương lái chỉ mua củ cái, giá thấp, đã lỗ càng lỗ thêm.

Ông Nguyễn Văn Tròn, thương lái thu mua khoai ở huyện Lấp Vò, nhận định: Nhiều năm nay khoai môn rất ít khi bị rớt giá, do thị trường Trung Quốc và Đài Loan ăn mạnh. Năm nay sản lượng tăng, song thị trường Trung Quốc ngưng mua khiến giá giảm nhiều.

Ông Nguyễn Minh Bửu, Trưởng trạm BVTV huyện An Phú cho biết sản lượng khoai năm nay tăng hơn nhiều so với các năm trước, do năm ngoái người dân trúng giá nên nhiều người bỏ lúa trồng khoai.


Có thể bạn quan tâm

Chọn Sản Xuất Lúa Giống Làm Khâu Đột Phá Chọn Sản Xuất Lúa Giống Làm Khâu Đột Phá

Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.

05/03/2014
Đâu Là Giống Cây Trồng Chủ Lực? Đâu Là Giống Cây Trồng Chủ Lực?

Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.

05/03/2014
Nông Dân Muốn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Trồng Bưởi Nông Dân Muốn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Trồng Bưởi

Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.

05/03/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Ở Huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Ở Huyện Ngọc Hiển (Cà Mau)

Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.

05/03/2014
Mỗi Ngày Mua Bán Trên 200kg Cá Bông Lau Mỗi Ngày Mua Bán Trên 200kg Cá Bông Lau

Theo anh Phan Hồng Phi- Tổ thu mua thủy sản chợ Trà Ôn (Vĩnh Long), từ sau Tết Giáp Ngọ 2014, mỗi ngày tổ mua vào trên 200kg cá bông lau.

05/03/2014