Khoai sáp mất mùa kép
Dịp này năm ngoái, người dân xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) tất bật thu hoạch khoai sáp, khoai chất đầy hai bên đường, xe tải tấp nập ra vào thu mua, các hộ trồng khoai đều có lãi ít nhất 10 triệu đồng/vụ, có hộ thu trăm triệu đồng.
Còn vụ khoai năm nay, dọc hai bên đường là những cánh đồng khoai sáp đến kỳ thu hoạch nhưng bị bỏ chết khô. Bởi, giá khoai sáp xuống quá thấp, vốn đã lỗ nếu thu hoạch thì thua lỗ thêm phần thuê nhân công.
Thấy chúng tôi hỏi giá khoai, chị Phạm Thị Ngọc Tâm (thôn Lập Định, xã Cam Hòa) đột nhiên phấn khởi, vì tưởng là thương lái đến mua, khi biết thì chị buồn bã: "Năm nay nhà tôi trồng 6 sào khoai sáp, 3 sào đã chết khô do thiếu nước tưới, còn lại 3 sào thu hoạch xong bán được 6.000đ/kg, thấp hơn một nửa so với năm ngoái. Tính cả tiền công, phân bón và giống vụ này gia đình tôi lỗ trên 10 triệu đồng".
Trường hợp chị Tâm so với nhiều hộ khác trong xã thuộc diện may mắn vì được thương lái đặt hàng từ trước, chứ nhiều hộ trong thôn đành để khoai chết khô ở ruộng do chẳng ai hỏi mua, mà có thu hoạch thì tiền bán cũng chẳng đủ bù tiền nhân công.
Ruộng khoai bỏ hoang không ai thu hoạch
"Mặc dù những vụ trước lãnh đạo địa phương đã nhiều lần khuyến cáo bà con hạn chế mở rộng diện tích khoai sáp, nhưng bà con không nghe. Họ tự ý chuyển đổi ồ ạt từ trồng lúa sang trồng khoai do thấy lãi cao", ông Ta khẳng định. |
Vừa vác bao khoai, anh Ngô Văn Nga vừa than: “Vụ này nhà tôi đầu tư trồng 5 sào khoai sáp, do hạn hán thiếu nước tưới nên khoai mất mùa, những ruộng không chết thì củ cũng rất nhỏ.
Nửa tháng trước, thương lái hỏi mua chỉ 2.000đ/kg, tôi thu hoạch một ít đem bán thấy không đủ tiền công mình làm thuê việc khác nên đành bỏ. Trong thôn ai cần cứ ra ruộng đào về dùng. Vụ này tính ra nhà tôi thua lỗ hơn 30 triệu đồng tiền đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV…”.
Ông Nguyễn Ta, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cam Lâm cho biết: Xã Cam Hòa hiện có hơn 100 hộ trồng khoai sáp với tổng diện tích khoảng 80 ha, vài năm gần đây đều có lãi. Vụ này người trồng khoai mất mùa kép, chủ yếu do 2 nguyên nhân là thời tiết khô hạn, toàn vùng thiếu nước tưới và thương lái không thu mua.
Thực tế nhiều năm cho thấy, đất đai thổ nhưỡng ở xã Cam Hòa rất hợp khoai sáp. Dù thời tiết khô hạn năng suất vụ này vẫn đạt khoảng 1,5 tấn/sào (các vụ trước đạt 2 tấn/sào trở lên), nếu giá bán vẫn như mọi năm thì người dân không đến nỗi thua lỗ nặng.
Có thể bạn quan tâm
Nghệ An với tiềm năng rộng lớn về đất đai, đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến, trong đó có những vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.
Nguyên nhân khiến cá nước ngọt giảm là do sức mua tại các chợ yếu. Riêng TP. Biên Hòa, giá cá nước ngọt tại các chợ vẫn giữ ổn định như ngày thường và sức mua ngày hôm nay giảm hơn ngày thường từ 5-10%.
Nâng cao năng lực sản xuất tôm giống và tăng hiệu quả quản lý Nhà nước về chất lượng tôm giống là một trong những vấn đề được thảo luận tại hội nghị triển khai đề án nâng cao chất lượng tôm giống, do Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức vào sáng 29/4.
Theo kế hoạch, năm 2014 huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) sẽ phát triển vùng nuôi tôm công nghiệp 1.100 héc-ta. Tuy nhiên, chỉ mới đến cuối tháng 3, diện tích nuôi tôm công nghiệp của huyện lên đến hơn 1.500 héc-ta, tăng gấp 3 lần so với năm 2013. Hiện nay, nuôi tôm công nghiệp đã trở thành phong trào, lan rộng ở 11/11 xã, thị trấn trong huyện.
VASEP cũng cho biết, các nhà nhập khẩu Nhật đang cân nhắc chuyển qua mua tôm từ Ấn Độ và Indonesia. Điển hình là nhiều nhà nhập khẩu từ Nhật Bản đang tiến hành hướng dẫn nhà máy bên Ấn Độ làm hàng tôm duỗi thay thế cho các đơn hàng đang mua từ Việt Nam.