Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tình Trạng Bẫy Tôm Hùm Con Vẫn Tái Diễn Ở Bình Thuận

Tình Trạng Bẫy Tôm Hùm Con Vẫn Tái Diễn Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 18/04/2013

Mặc dù đang trong thời gian “giới nghiêm” cấm bẫy tôm hùm con của UBND tỉnh Bình Thuận. Nhưng tại một số nơi như: xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam); phường Mũi Né, TP.Phan Thiết… tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con vẫn diễn ra.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại bãi biển Hàm Tiến – Mũi Né, TP.Phan Thiết ngư dân vẫn thả lưới bắt tôm hùm con. So với các năm trước thì tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con năm nay có giảm. Tuy nhiên cách thức đánh bắt lại có phần đa dạng, tinh vi hơn. Để đối phó với hoạt động kiểm tra của lực lượng chức năng, ngư dân đã nghĩ ra nhiều cách. Trước đây, ngư dân chỉ thả bẫy thì nay họ lại “ngụy trang” bẫy tôm hùm con bằng lưới đánh bắt cá mú con, hoặc giăng bẫy xa hơn so với trước đây. Một số ngư dân cho biết: Mặc dù đã biết UBND tỉnh có quy định cấm đánh bắt tôm hùm con. Nhưng đây là nghề duy nhất của họ, không làm biết lấy gì sinh sống. Tại khu vực biển thuộc xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Tuy Phong, tình trạng giăng bẫy bắt tôm hùm con cũng diễn ra tương tự.

Theo Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh về quản lý nghề bẫy bắt tôm hùm con tại vùng biển Bình Thuận thì từ 1/3 đến 30/9 hằng năm, ngư dân phải tháo dỡ toàn bộ ngư cụ dùng để bẫy tôm hùm con đã giăng mắc cố định trong thời gian được phép đánh bắt. Cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm phục vụ cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và tại các luồng tuyến giao thông mà các loại tàu thuyền thường xuyên qua lại.

Tại buổi làm việc với UBND huyện Tuy Phong về vấn đề Văn hóa - Du lịch, ông Đỗ Văn Ba - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cũng nhấn mạnh: Việc bẫy tôm hùm con không chỉ làm giảm lượng tôm hùm trong tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh. Nhiều du khách phản ánh: khi họ đang chơi các môn thể thao trên biển thì bị vướng vào lưới bẫy tôm hùm của ngư dân làm hỏng đồ và nguy hiểm đến bản thân. Vì vậy, để nâng cao chất lượng du lịch Bình Thuận thì các địa phương cần triển khai công tác phân vùng bẫy tôm hùm con, cũng như quản lí việc ngư dân đánh bắt ở từng thời điểm.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

28/04/2015
Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

28/04/2015
Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

28/04/2015
Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

28/04/2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

28/04/2015