Khánh Thành Trung Tâm Cứu Hộ Gấu Lớn Nhất Việt Nam
Bốn khu bán tự nhiên chăm sóc gấu lớn nhất Việt Nam có tổng diện tích 12.000m2, có khả năng nuôi dưỡng khoảng 80 cá thể gấu theo mô hình bán hoang dã.
Sáng 5/11, tại Trung tâm tâm Cứu hộ gấu Việt Nam, thuộc VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tổ chức Động vật châu Á cắt băng khánh thành bốn khu bán tự nhiên chăm sóc gấu lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 12.000m2, có khả năng nuôi dưỡng khoảng 80 cá thể gấu theo mô hình bán hoang dã.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, TS Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết, hai khu nhà gấu đôi mới hoàn thiện có nhiều cải tiến so với các khu chăm sóc gấu đã được xây dựng trước đó. Hiện tại, một số buồng gấu được trang bị đặc biệt, có thiết kế phù hợp cho thể lực và vận động của các cá thể gấu tàn tật như mất chi, cụt chân... được cứu về từ các trang trại nuôi gấu lấy mật.
Thêm vào đó, các khu bán tự nhiên có diện tích rộng 2.500 m2, tận dụng địa hình đa dạng của thung lũng, được lắp đặt bể bơi, các bậc leo trèo, cành cây, cũng như các thiết bị đặc biệt làm đa dạng môi trường sống cho gấu, giúp chúng nhanh chóng phục hồi khả năng tự nhiên và sự linh hoạt.
Hiện nay, Tổ chức Động vật châu Á đã giải cứu được hơn 100 cá thể gấu (bao gồm gấu chó và gấu ngựa) về sống trong môi trường bán tự nhiên xanh tại Trung tâm. Được biết, Dự án xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam theo mô hình bán hoang dã được khởi công tháng 12/1013, tổng kinh phí đầu tư lên tới gần 18 tỷ đồng do Tổ chức Động vật châu Á tài trợ toàn bộ về mặt tài chính.
Có thể bạn quan tâm
Do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 5, 6 kết hợp lũ lớn lâu ngày đã làm cho hàng chục ha nuôi trồng thủy sản vùng ngoài đê của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bị ngập lụt. Nhiều nông dân vốn là chủ của những trang trại với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm bỗng chốc trắng tay do diện tích nuôi trồng thủy sản, cây trồng chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị chìm trong nước lũ.
Nhờ mở rộng mô hình nuôi cá bổi công nghiệp mà thời gian qua, nhiều người có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Trung bình mỗi ha nuôi cá bổi công nghiệp có sản lượng từ 12 đến 20 tấn.
Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh Hòa Bình, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi.
Tình hình mưa nắng xen kẽ và kéo dài trong những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bị nhiễm các loại dịch hại và khả năng ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.
Vụ đông 2013 - 2014, huyện Bình Giang có kế hoạch gieo trồng 800 ha rau màu (tương đương năm trước), gồm dưa hấu, khoai lang (mỗi loại cây 50 ha), khoai tây 100 ha, bí xanh, ngô (mỗi 150 ha) và rau (300 ha).