Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013

Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013
Ngày đăng: 16/11/2013

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

Có 4 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là công tác quy hoạch của một số địa phương còn kém, việc chuyển đổi mô hình và đối tượng nuôi thủy sản còn mang tính tự phát khiến cho hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu; một số địa phương chưa có kế hoạch cụ thể về phòng chống dịch bệnh; ý thức phòng chống dịch của người nuôi còn hạn chế; chưa huy động được lực lượng cán bộ làm công tác thú y đến tận cấp xã.

Theo Cục Thú y, trong 10 tháng đầu năm 2013 dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm đã xuất hiện tại 192 xã của 57 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng diện tích nuôi tôm bị bệnh là 5.705 ha (bằng 53,6% so với cùng kỳ năm 2012), gồm 2.423 ha nuôi tôm thẻ chân trắng và 3.238 ha nuôi tôm sú. So với 10 tháng đầu năm 2012, bệnh hoại tử gan tụy cấp diễn ra trên tôm tại nhiều địa phương hơn, nhưng diện tích bị bệnh lại thấp hơn, ước tính chỉ bằng 1/5 so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, bệnh đốm trắng trên tôm lại tăng cả diện tích lẫn số địa phương có dịch.

Trong những nguyên nhân cần được khắc phục ngay, hầu hết các ý kiến đều tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng tôm giống. Theo đó, quá trình quản lý, kiểm dịch tôm giống hiện nay còn nhiều bất cập. Công tác quản lý, kiểm dịch giống là nhiệm vụ của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, nhưng nếu dịch bệnh xảy ra, chi cục Thú y lại là đơn vị chịu trách nhiệm xử lý.

Hiện nay, dịch vụ thú y thủy sản còn yếu, hệ thống thú y thủy sản chưa đồng bộ. Vẫn còn một số chồng chéo về quản lý giữa thú y và thủy sản, đồng thời, thiếu trang thiết bị trong các phòng thí nghiệm phục vụ chẩn đoán bệnh thủy sản. Các phòng thử nghiệm tại các Chi cục chỉ có khả năng xét nghiệm các loại dịch bệnh thông thường. Các phòng thử nghiệm thuộc Cục Thú y mặc dù có đủ năng lực chẩn đoán hầu hết các bệnh thủy sản quan trọng, bằng các kỹ thuật hiện đại như ELISA, PCR … song chưa được khai thác hiệu quả. Theo Cục Thú y, hiện nay cả nước có 25 tỉnh/thành trên cả nước có Phòng thử nghiệm nông nghiệp đang hoạt động, nhưng mới có 13 phòng thử nghiệm được công nhận, và số lượng chỉ tiêu bệnh xét nghiệm được vẫn còn hạn chế. Tại Cà Mau, nơi có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước, sau gần 2 năm thực hiện Đề án thí điểm xét nghiệm tôm miễn phí cho hộ nghèo, cận nghèo, kết quả chỉ nhận được 3 mẫu tôm của 3 người dân đến xét nghiệm với tổng chi phí trên 1,4 triệu đồng.

Để đảm bảo lợi ích cho người nuôi tôm trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các địa phương cần nhanh chóng xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản hàng năm; thanh - kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư thuốc thú y nông nghiệp để đảm bảo kiểm soát chất lượng thủy sản theo chuỗi giá trị sản xuất; hướng dẫn người nuôi sử dụng thuốc thú y và chế phẩm, hóa chất có hiệu quả. Các địa phương cần vận động người nuôi tuân thủ lịch mùa vụ và triển khai áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Trong nuôi trồng thủy sản, chất lượng môi trường nước vùng nuôi rất quan trọng nên cần triển khai tốt công tác quan trắc, xử lý môi trường, đảm bảo chất lượng nguồn nước tại vùng nuôi. Đồng thời, tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, xây dựng bản đồ dịch tễ. Thông tin tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức các hộ nuôi …


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Phúc Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Năm 2014 Vĩnh Phúc Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Năm 2014

Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.

31/01/2015
Tích Luỹ Kỹ Thuật Để Làm Giàu Tích Luỹ Kỹ Thuật Để Làm Giàu

Giống như mọi ngày, hôm nay, khi mặt trời vừa ló dạng, ông Bảy Khắc (Thái Văn Khắc, ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thong thả tập kết thức ăn lên xuồng, bơi trên đầm cho tôm ăn. Vừa cho tôm ăn, ông đưa mắt nhìn những cánh quạt đang quay đều mà lòng đầy phấn khởi, hy vọng vụ tôm này sẽ thắng lợi như năm trước.

31/01/2015
Khuyến Khích Đóng Tàu Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Khuyến Khích Đóng Tàu Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá

Trước yêu cầu này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá không liên quan đến đánh bắt, khai thác hải sản nên vẫn khuyến khích bà con, doanh nghiệp đầu tư, còn tàu đánh bắt xa bờ thì phải phát triển đúng quy hoạch để bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

31/01/2015
Sẽ Siết Chặt Quản Lý Giống Cá Tra Trong Năm 2015 Sẽ Siết Chặt Quản Lý Giống Cá Tra Trong Năm 2015

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014, vùng ĐBSCL có hơn 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, trên 4.000 hộ ương dưỡng với diện tích hơn 2.250ha, sản lượng sản xuất được hơn 2,0 tỷ con cá giống. Ngoài ra, tính đến nay, tổng số cá tra bố mẹ chất lượng cao do viện II cung cấp cho các tỉnh đạt 105.423 con tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao lên đến 22%, một số địa phương tỷ lệ thất thoát cao như Vĩnh Long, An Giang.

31/01/2015
Hấp Dẫn Gà “Tiến Vua” Hấp Dẫn Gà “Tiến Vua”

“Gà “tiến vua”có đôi chân rất to, sần sùi, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 4,5kg. Đây là giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thường được dùng để “tiến vua” ngày xưa” - ông Nguyễn Văn Bộ (ấp Hà Bao 1, xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết.

31/01/2015