Bình Thuận Cấm Bẫy Tôm Hùm Con Nhiều Đối Tượng Vẫn Cố Tình Chống Đối
Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.
Tuy nhiên, tại một số phường, xã ngư dân vẫn hành nghề bất chấp lệnh cấm. Bẫy vẫn tràn ngập tại các khu du lịch, các vùng bị cấm thả. Thậm chí nhiều nơi còn chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế.
Tại các phường Hàm Tiến, Mũi Né, Hưng Long và xã Tiến Thành, nhiều khu vực cấm vẫn được ngư dân đặt bẫy, làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, gây ô nhiễm môi trường nước tại các bãi tắm và ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, gây cản trở việc lưu thông của các tàu thuyền khi ra khơi.
Trước thực trạng trên, ngày 20 và 21/11, thành phố Phan Thiết phối hợp với Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết - Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng tổ chức cưỡng chế tháo gỡ bẫy tại khu vực biển xã Tiến Thành. Chỉ trong 2 ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành tháo gỡ và thu giữ khoảng 4.000m dây bẫy. Tiếp đó, ngày 26/11, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra và tháo gỡ tại các khu vực cấm tại phường Hàm Tiến. Khi thấy lực lượng chức năng, hầu hết ngư dân ở đây đã xin được tự nguyện tháo gỡ.
Ngày 27/11, khi tiến hành tháo cưỡng chế tại phường Mũi Né, lực lượng chức năng đã gặp phải sự chống đối quyết liệt. Trong đó, một số đối tượng quá khích đã kích động, lôi kéo gần 50 người dùng thuyền thúng, ghe ra cản trở. Dù đã được lực lượng chức năng giải thích, tuyên truyền nhưng nhiều đối tượng vẫn đe dọa, cản trở.
Nhiều đối tượng quá khích của phường Mũi Né chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành tháo bẫy
Được biết đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra tại phường Mũi Né.Năm 2013 trong khi tiến hành làm nhiệm vụ tại đây, lực lượng chức năng cũng bị nhiều đối tượng cản trở, thậm chí dùng gạch, đá ném cả những người làm nhiệm vụ. Theo một cán bộ phường cho biết, trước khi tháo gỡ, phường đã mời các hộ lên để tuyên truyền, vận động tuy nhiên họ vẫn giả như không nghe, không biết và cố tình chống đối.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/phap-luat/cam-bay-tom-hum-con-nhieu-doi-tuong-van-co-tinh-chong-doi.html
Có thể bạn quan tâm
Là thành viên của Tổ hợp tác chăn nuôi gà của xã Thanh Sơn, huyện Định Quán (Đồng Nai), anh Nguyễn Văn Tâm (tổ 6, ấp 3) hiện có tổng đàn hơn 4.000 con.
Việt Nam vừa trúng thầu liên tiếp 2 hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia và Philippines với số lượng lên đến gần 1,5 triệu tấn. Song theo ghi nhận của Dân Việt, việc trúng thầu này chỉ đem lại niềm vui cho các doanh nghiệp, còn nông dân không vui vì đã… bán hết lúa.
Ở Vĩnh Long đang rộ lên tình trạng nhiều hộ dân bán đất mặt ruộng cho thương lái. Chính quyền ủng hộ nhưng theo giới chuyên môn thì dễ phát sinh hệ lụy khôn lường.
Trong thời gian tới, khi nhu cầu tiêu dùng thịt heo VietGAP lên cao, chúng tôi sẽ có những cách nhận dạng thịt heo riêng để người mua không nhầm lẫn và hoàn toàn yên tâm khi sử dụng - ông Nguyễn Phước Trung- Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết.
Sáng nay (9.10), sản phẩm thịt heo sạch theo tiêu chuẩn VietGAP đã có mặt tại chợ Hòa Bình (Q.5, TP.HCM) sau nhiều nỗ lực của Sở NN&PTNN TP.HCM, doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi.