Long An Thả Gần 1000 Kg Cá Xuống Sông Vàm Cỏ Đông

Ngày 11/7/2014, tại thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức thả gần 1.000 kg cá các loại như cá lóc, cá chép, cá rô,… xuống môi trường tự nhiên trên sông Vàm Cỏ Đông.
Trong thời gian qua, vần đề biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó, vấn đề môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học được các nhà khoa học nhà quản lý đặc biệt quan tâm để có định hướng điều chỉnh, phương pháp để cải thiện môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Trên chương trình công tác của lĩnh vực ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn chú trọng việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy. ngành nông nghiệp tăng cường tái tạo lại nguồn lợi thuỷ sản ngoài tự nhiên tại các thuỷ vực của tỉnh.
Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thả gần 4.000 cá các loại xuống môi trường tự nhiên. Thả cá là việc làm thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, vừa góp phần phục hồi tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, cải tạo môi trường cân bằng hệ sinh thái, hình thành ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong mọi tầng lớp nhân dân và có trách nhiệm trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Hàng ngàn hecta mía, mì tại khu vực phía tây thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang héo hắt vì hạn. Trong khi nhiều diện tích mía, mì giống chết hàng loạt thì bệnh trắng lá mía vẫn tiếp tục hoành hành.

Tại Tiền Giang, hiện nhà vườn không còn tha thiết hái hoa thanh long để bán, thương lái cũng không thu mua.

Hiện nay nông dân xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An không chỉ trồng dưa hấu, dưa chuột, mà còn trồng dưa lê với diện tích khá lớn. Theo người dân ở đây, dưa lê cũng là cây trồng ngắn ngày, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận khá.

Có dịp tới thăm mô hình trồng chanh tứ mùa của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Đức Chính thôn Làng Đài, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của vùng đất nơi đây. Hàng trăm gốc chanh mọc san sát không chỉ phủ xanh nhiều ha đất mà còn đem đến niềm hy vọng cho nhiều nông dân về một mô hình mới, hiệu quả.

Nhìn 4.000 gốc cam sành được 1 năm tuổi đang phát triển tốt, bắt đầu cho trái, ông Ba Giang (Lê Trường Giang, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) không giấu được niềm vui. Ông Ba Giang chia sẻ, trồng cam đem lại hiệu quả kinh tế cao thấy ham nên năm rồi 2 ha đất ruộng ông không trồng lúa nữa mà cuốc giồng, kê liếp trồng cam. 1 năm nữa, mấy ngàn gốc cam này sẽ bắt đầu cho thu hoạch.