Tình Hình Dịch Bệnh Trên Cây Trồng Đã Được Kiểm Soát
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp các địa phương đã đẩy mạnh việc giúp dân phòng, chống sâu bệnh trên các loại cây trồng nhằm đảm bảo vụ đông xuân đạt năng suất cao.
Tại Tuy Đức, theo ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thì vụ đông xuân này, địa phương đã xuống giống được hơn 360 ha lúa, tăng 10 ha so với cùng vụ năm ngoái. Ngay từ đầu vụ, phòng đã cử cán bộ kỹ thuật về khuyến nông, bảo vệ thực vật xuống cơ sở, bám địa bàn từng thôn để hướng dẫn nhân dân sản xuất.
Cụ thể, đối với bệnh đạo ôn, đầu vụ, người dân đã tiến hành tiêu diệt các mầm bệnh trên ruộng như cày lật gốc rạ sớm, làm sạch cỏ bờ, giữa vụ bón phân cân đối giữa đạm-lân-ka ly, tăng cường bón nhiều phân chuồng, thường xuyên kiểm tra thăm đồng phát hiện bệnh gây hại, điều tiết nước trong ruộng đảm bảo có độ sâu 3-5 cm.
Nếu bệnh hại nặng thì người dân có thể dùng các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật như Newhynosan30EC, Fujione 40 EC hoặc dùng các loại thuốc bột hòa tan như Beam70WP, Binh tin 75WP, Flast 75 WP. Các loại dịch bệnh khác cũng có các biện pháp phòng, chống đồng bộ đối với từng khu vực. Nhờ đó, hiện nay, sâu bệnh không gây hại đối với lúa, đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường.
Còn ở huyện Đắk Song, nơi có diện tích các loại rau xanh tới 342 ha, thì hiện nay, các loại sâu bệnh thông thường gây hại như sâu tơ, bọ nhảy, sương mai, đốm lá, sâu ăn lá chỉ ở mức độ rất nhẹ; vì thế, năng suất dự kiến đạt cao, trên 20 tấn/ha đối với bắp cải và hơn 15 tấn/ha đối với bí đỏ.
Theo chị Nguyễn Thị Dậu, ở thôn Thuận Tình, Thuận Hạnh thì theo sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện, thời gian qua, gia đình luôn chú ý việc làm đất tơi xốp và phơi ải đất khoảng 1 tuần trước khi xuống giống; thường xuyên vệ sinh vườn rau, ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh và các tàn dư thực vật, thu gom để vào một khu vực sau đó mang đi tiêu hủy… Nhờ đó, vườn rau của gia đình chị đã hạn chế được sâu bệnh.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì thời gian giữa tháng 4 là giai đoạn phần lớn các loại cây trồng ngắn ngày vụ đông xuân bước vào giai đoạn quan trọng như trổ bông, chắc hạt, một số diện tích cho thu hoạch. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh trong vụ đã được kiểm soát tốt, mức độ gây hại không đáng kể, không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều này cho thấy, việc triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đối với từng loại cây trồng.
Có thể bạn quan tâm
Theo đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục đã có văn bản gửi Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội về việc cho phép nhập khẩu thịt bò không xương dưới 30 tháng tuổi từ Pháp vào Việt Nam, với điều kiện thịt nhập khẩu đạt các yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa nước giúp người dân giải phóng sức lao động, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ “bờ xôi ruộng mật”, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn vùng lòng chảo.
Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...
Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.