Giới Thiệu Giống Lúa Mới Để Gieo Trồng Tại Huyện Thanh Thủy
UBND huyện Thanh Thủy vừa phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị giới thiệu giống lúa thuần Thiên ưu 8 và một số giống cây trồng mới vào địa bàn huyện.
Tại hội nghị, đại diện Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương giới thiệu về đặc điểm, cách gieo trồng, chăm sóc giống lúa thuần thế hệ mới Thiên ưu 8.
Đây là giống lúa do Công ty nghiên cứu, chọn tạo, có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, gieo cấy được cả 2 vụ trong năm, có khả năng chống đổ tốt, chịu rét, chịu thâm canh, chống chịu khá với các loại sâu bệnh hại chính, chất lượng gạo ngon, triển vọng để thay thế giống Khang dân 18, Q5 và một số giống lúa thuần khác dễ nhiễm bệnh.
Đồng thời, công ty cũng giới thiệu một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đã được áp dụng thành công ở nhiều địa phương như giống lúa TH3-4, Ngô NSC 87, ngô nếp lai F1 HN88, HN68, các loại rau, quả…
Việc nghiên cứu đưa giống lúa thuần thế hệ mới Thiên ưu 8 và một số giống cây củ quả mới vào địa bàn huyện là chủ trương lớn của huyện Thanh Thủy trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn những giống mới có ưu thế về năng suất, chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.
Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.
Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Trong tháng 2/2014, nông dân đã thả nuôi vụ tôm mới trên diện tích hơn 30.620ha. Trong đó, nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp hơn 1.030ha, còn lại là thả nuôi với các hình thức khác như: quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng...
Trong quá trình tìm hiểu vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu tại chỗ và cho hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Công Minh (Bình An, Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã chọn nuôi gà Đông Tảo (còn gọi là gà Đông Cảo).