Hỗ trợ phát triển chứng nhận bền vững sản phẩm nuôi trồng thủy sản

Tại hội thảo, ông Phùng Giang Hải - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp - nông thôn cho biết, hiện sản lượng nuôi trồng thủy sản đang chiếm trên 60% tổng sản lượng thủy sản Việt Nam và theo hướng tái cơ cấu ngành đến năm 2020, Việt Nam sẽ đưa sản lượng thủy sản nuôi trồng lên 65 - 70%. Giá trị xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng. Trong khi nuôi trồng thủy sản bền vững có nhiều cơ hội: Kinh tế thế giới đang phục hồi, nhất là các thị trường truyền thống của Việt Nam; Nhu cầu về các sản phẩm thủy sản nuôi trồng bền vững ngày càng cao… Tuy nhiên, cũng phải đối mặt với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thị trường yêu cầu chất lượng cao, sự phục hồi của các đối thủ cạnh tranh…
Từ kết quả đề xuất của dự án “Nghiên cứu tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm nuôi trồng thủy sản có chứng nhận”, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận xét: Tác động của chứng nhận bền vững đối với tôm là tương đối rõ ràng và tích cực. Người sản xuất có lợi ích kinh tế, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn, doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn. Các chỉ số sản xuất bền vững hơn, giảm dịch bệnh, quan hệ cộng đồng tốt hơn. Doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu tốt hơn. Giá xuất khẩu không tăng nhiều và dài hạn cho thấy chứng nhận bền vững đã tạo ra thêm giá trị gia tăng nhưng đòi hỏi công tác thị trường, xây dựng thương hiệu phải được thực hiện tốt hơn. Trong khi đó, với cá tra là không rõ ràng, đặc biệt về kinh tế. Các chỉ số về môi trường bền vững hơn, thiệt hại do dịch bệnh giảm bớt, quan hệ cộng đồng tốt hơn. Sự phân biệt về kinh tế giữa cá tra nuôi có chứng nhận và không có chứng nhận không rõ ràng, không tạo ra khác biệt về hiệu quả kinh tế.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận về chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản có chứng nhận, bền vững, đặc biệt mô hình PPP (hợp tác công tư) ở Đồng Tháp…
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn đánh giá cao việc chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả tốt. Đồng thời, cần phải hiểu bản chất của việc làm này là phục vụ cho xuất khẩu. Và làm được điều này, chúng ta cần làm rõ, thị trường cần chứng nhận nào và bao nhiêu chứng nhận. Điều này sẽ giúp nhà sản xuất lựa chọn thị trường xuất khẩu để thực hiện chứng nhận bền vững, đồng thời giúp các nhà quản lý có định hướng chỉ đạo…
Có thể bạn quan tâm

Là một trong những người năng động, nhận thấy trồng điều không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà chủ trang trại sản xuất trái cây an toàn Nguyễn Thị Kim Mai đã mạnh dạn chuyển đổi 10ha trồng điều sang trồng xoài.

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang (Hà Tĩnh), nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...

Nhờ ưu thế vượt trội, có tới hơn 2/3 tổng đàn vịt ở ĐBSCL và một số tỉnh Đông Nam bộ là giống Vigova. Sức mạnh của con giống tốt đã giúp nông dân làm lợi hàng trăm tỷ đồng/năm…

Nỗi ám ảnh về giống Trung Quốc của bà con nông dân Quảng Nam ngày càng lớn sau câu chuyện cây ớt chết hàng loạt ở Duy Xuyên, Đại Lộc…

Nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đang thu hoạch rộ và trúng mùa trái sơ ri. Đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định.