Tin Vui Cho Người Trồng Thanh Long Cả Nước
Ngày 22/11 vừa qua, một tin vui đối với người trồng thanh long cả nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) phát triển cây thanh long bền vững Việt Nam.
BCĐ do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đứng đầu, các ủy viên gồm Cục Bảo vệ Thực vật, Vụ Khoa học – Công nghệ, Cục Chế biến nông – lâm sản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp của 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
BCĐ sẽ phối hợp với 3 tỉnh trên xây dựng kế hoạch phát triển diện tích, sản lượng thanh long phù hợp thị trường thế giới và thị trường trong nước, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách thúc đẩy cây thanh long phát triển bền vững.
Sự ra đời của BCĐ này chứng tỏ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực sự quan tâm đến cây thanh long – một loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có giá trị xuất khẩu chiếm ½ tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam hàng năm.
Sự ra đời của BCĐ cùng các thành phần của BCĐ này, cũng chứng tỏ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhìn thấy các vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển cây thanh long, mà thế và lực của đơn lẻ mỗi tỉnh – thành không thể giải quyết được. Đó là diện tích thanh long phát triển quá “nóng”, tự phát, nhưng thị trường tiêu thụ bấp bênh, phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc; Quả thanh long chỉ tiêu thụ tươi, chưa chế biến xuất khẩu được như nhiều loại trái cây khác; Nhiều loại dịch bệnh phát sinh trên cây thanh long mà chưa có thuốc đặc trị…
Theo chúng tôi, nếu mở rộng thành phần BCĐ có thêm đại diện Bộ Công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam thì tốt hơn, bởi mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long ở trong và ngoài nước, cung ứng điện cho chong đèn thanh long trái vụ, là các vấn đề rất bức xúc, cần có kế hoạch dài hơi ở tầm vĩ mô.
Hành động đầu tiên của BCĐ phát triển cây thanh long bền vững Việt Nam là phát động tháng tổng vệ sinh vườn trồng thanh long, nhằm ngăn chặn dịch bệnh đốm nâu đang lây lan mạnh. Hiện 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long có 30.000ha (riêng Bình Thuận trên 24.000ha) trong đó hơn 50% diện tích nhiễm bệnh đốm nâu. Tháng tổng vệ sinh vườn tược (từ 25/11-31/12) tập trung vận động bà con nông dân cắt tỉa cành, tạo vườn cây thông thoáng, loại bỏ, tiêu hủy cành nhánh cây bị bệnh, kết hợp chăm bón, tưới nước để tăng sức đề kháng cho cây thanh long.
Nông dân Bình Thuận đang dồn sức chuẩn bị cho thanh long vụ Tết. Sự ra đời của BCĐ phát triển cây thanh long bền vững Việt Nam là tin vui cho người trồng thanh long cả nước.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71473
Related news
Tính đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 1.200 tàu đánh bắt xa bờ với hơn 10.000 lao động, được tổ chức thành gần 170 tổ đoàn kết sản xuất an toàn trên biển. Các tổ đoàn kết trên cơ sở quan hệ gia đình, bạn bè, cùng khai thác trên 1 ngư trường và giúp nhau tìm kiếm, cứu nạn.
Mới đây, khi về thăm làng nuôi gấu nổi tiếng miền Bắc là Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Nội), chúng tôi gặp bà Khuất Thị Lộc, 66 tuổi, ở khu 5, thị trấn Gạch, người đang “ôm” tới 7 con gấu ngựa, mới vỡ lẽ việc chăn nuôi các loài “đặc sản” của bà con nông dân hiện nay đang trong giai đoạn “lên bờ xuống ruộng”.
Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết sản xuất lúa Hè Thu và lúa mùa của các tỉnh phía Bắc giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Luôn đảm bảo chuống nuôi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần nên quét dọn phân trên nền chuống và rắc vôi bột một lần. Một quý nên tổng vệ sinh, sát trùng chuống nuôi, tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần.
Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.