Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tín Hiệu Vui Từ Con Tôm Thẻ Chân Trắng

Tín Hiệu Vui Từ Con Tôm Thẻ Chân Trắng
Ngày đăng: 20/01/2014

Năm 2013, có thể nói con tôm thẻ chân trắng đã chiếm lĩnh vị thế hơn con tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế. Đây là tín hiệu vui trong mục tiêu đa dạng hoá đối tượng con nuôi thủy sản ở Trà Vinh.

Và, tôm thẻ chân trắng đang được nhiều người nuôi tôm ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành và Trà Cú chọn lựa trong niên vụ nuôi 2014.

Hiệu quả từ con tôm thẻ chân trắng.

Hơn hai năm qua, tình hình nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, ao nuôi bị ô nhiễm, giá cả không ổn định. Trước thực trạng đó, bước vào vụ tôm 2013, nhiều hộ dân chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang thả nuôi tôm thẻ chân trắng, với 1,09 tỷ con (tăng 617 triệu con so với cùng kỳ) với diện tích 2.484ha (tăng 1.784ha so cùng kỳ).

Tuy diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng chưa bằng 10% diện tích nuôi tôm sú, nhưng tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm thu hoạch đến 10.459 tấn, tăng 9.662 tấn so với cùng kỳ, với 82,6%, hộ nuôi có lợi nhuận. Đây là lần đầu tiên tôm thẻ chân trắng vượt qua tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế.

Sau vụ nuôi tôm sú đợt 01/2013 lỗ gần 50 triệu đồng, bước vào vụ 02, nông dân Nguyễn Cảnh ở ấp Hai Thủ, xã Long Hòa, huyện Châu Thành chuyển sang nuôi 170 ngàn con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 0,3ha, sau 2,5 tháng thu hoạch gần 02 tấn tôm thương phẩm, lợi nhuận trên 150 triệu đồng. Vụ nuôi 2014, ông Cảnh tiếp tục mở rộng diện tích và đầu tư thêm trang thiết bị để đạt kết quả cao hơn.

Còn nông dân Lê Văn Láng ở ấp Lạc Hòa, xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, một trong những hộ dân ở Hòa Lạc chuyển đổi từ tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng bước đầu hiệu quả khả quan, với hơn 0,3ha đất chuyển đổi nuôi tôm thẻ chân trắng thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Theo ông Láng, tôm thẻ chân trắng tuy là con nuôi mới nhưng có thời gian nuôi ngắn, chịu mặn tốt, lợi nhuận cao hơn tôm sú.

Qua 01 năm chuyển đổi con nuôi mới cho thấy hiệu quả kinh tế của con tôm thẻ chân trắng khá cao so với nuôi tôm sú và tạo sức hút mạnh đối với nhiều nông dân trong tỉnh. Đây là điều mà các nhà quản lý, địa phương lo lắng khi diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có thể tăng đột biến vào mùa vụ 2014.

Chân đen hoại tử, chân trắng được thời.

Có thể nói, ngay từ đầu vụ mùa tôm sú 2013 gặp nhiều khó khăn, nhưng đến cuối vụ tổng sản lượng tôm sú đạt gần 14.000, tăng hơn 41% so với năm 2012. Song song đó, nhiều nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao, tổng sản lượng tăng 10,2 lần so với năm 2012.

Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), toàn tỉnh có trên 26.000 lượt hộ thả nuôi hơn 2,14 tỷ con tôm sú giống trên tổng diện tích hơn 26.121ha mặt nước, giảm 3.666ha so với cùng kỳ; tôm sú nuôi bị thiệt hại nhiều nhất ở 02 vùng chuyển đổi Cầu Ngang và Duyên Hải với số lượng con giống 522 triệu con, trên diện tích 5.612ha, tương đương với gần 6.700 lượt hộ thả nuôi.

Theo người nuôi tôm và cán bộ chuyên môn, đa phần tôm sú nuôi năm nay bị thiệt hại ở giai đoạn từ 20 - 45 ngày tuổi, nguyên nhân do nhiệt độ không ổn định, nắng nóng kéo dài ở đầu vụ, mưa trái mùa nên gây bệnh đốm trắng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh đầu vàng...

Cầu Ngang là địa bàn có số hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại khá cao, khoảng gần 3.200 lượt hộ với 292,281 triệu con tôm sú giống trên diện tích 1.707,49ha. Ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Cầu Ngang cho biết: Những năm trước, tình hình nuôi tôm trên địa bàn huyện khá ổn định, bước vào đầu vụ 2013, tôm nuôi liêp tiếp bị chết ở giai đoạn từ 10 - 70 ngày tuổi, tỷ lệ thiệt hại 48,31% so với diện tích thả nuôi.

Nguyên nhân, một phần do một số hộ nuôi không chuẩn bị ao lắng để xử lý môi trường nước và thả với mật độ dày từ 20 - 25 con/m2, mặt khác thời tiết không thuận lợi đã làm cho tôm nuôi của 3.151/6.119 hộ bị thiệt hại và thu hoạch sớm; sản lượng tôm sú thương phẩm thu hoạch 5.500 tấn, đạt 73,72% kế hoạch. Trong khi đó, có 3.155 lượt hộ thả nuôi 734,835 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1.602,84ha.

Tuy chỉ khoảng 50% diện tích nuôi tôm sú, nhưng sản lượng tôm thẻ thương phẩm đạt 7.400 tấn và có đến 83,03% hộ nuôi có lợi nhuận. Đây là thành công bước đầu và mở ra triển vọng mới trong đa dạng con nuôi thủy sản ở huyện Cầu Ngang.

Đến xã Vinh Kim trong những ngày cuối năm, nơi có diện tích tôm sú nuôi bị chết ngay từ đầu vụ khá cao và riêng ấp Cà Tum A có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 90%.

Nông dân Võ Hiển Vinh một trong những hộ dân ở ấp Cà Tum A đã thu hoạch non tôm sú nuôi, cho biết: Vụ tôm sú năm 2013, gia đình tôi thả nuôi trên 160.000 con giống trên diện tích 01ha, chi phí đầu tư ban đầu 50 triệu đồng để cải tạo ao nuôi, mua con giống và một số trang thiết bị phục vụ, nhưng chưa đầy 01 tháng tôm bị chết hàng loạt phải thu hoạch non. Tôi tiếp tục cải tạo ao nuôi và thả tiếp đợt 02 nhưng cũng bị thất trắng.

Theo ông Vinh, nguyên nhân tôm sú nuôi bị chết ngay từ đầu vụ một phần do bệnh hoại tử gan tụy, phần khác do dịch bệnh từ năm 2012 còn ảnh hưởng kéo dài, môi trường nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Trước sức hút được mùa, được giá của con tôm thẻ chân trắng, năm 2013, nông dân Nguyễn Văn Bình, ấp Năm, xã Mỹ Long Nam đã chuyển đổi gần 0,7ha đất nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Ông Bình cho biết: Năm 2013, ông thả nuôi 400 ngàn con giống trên diện tích 6.500m2 mặt nước, sau thời gian gần 03 tháng, trọng lượng tôm nuôi đạt 60 con/kg, sản lượng tôm thương phẩm đạt 05 tấn, bán với giá 126 ngàn đồng/kg, lợi nhuận trên 200 triệu đồng.

Theo ông Bình, nuôi tôm thẻ chân trắng có thể thuận lợi hơn con tôm sú, rủi ro thấp, tuy giá con giống tôm thẻ cao hơn giống con tôm sú, nhưng tôm thẻ chân trắng có sức đề kháng khá tốt, chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản cho con tôm thẻ nhẹ hơn con tôm sú khá nhiều.

Mùa tôm mới 2014, với tốc độ phát triển đại trà con tôm thẻ chân trắng, tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp-Phát triển nông thôn thực hiện tốt quy hoạch phát triển thủy sản và quy hoạch hệ thống sản xuất giống thủy sản đến năm 2020, quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản. Định hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi theo từng hình thức nuôi, theo từng vùng nuôi thích hợp; tập trung phát triển các đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm càng xanh, cá lóc, cá tra…

Đồng thời, khuyến cáo nông dân chỉ phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình thâm canh, bán thâm canh với cơ cấu hợp lý giữa tôm sú và tôm thẻ chân trắng, không nên vì lợi nhuận mà phá vỡ quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng kinh tế của địa phương.

Tranh thủ các nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt trong năm 2013, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ nuôi trồng thủy sản; vùng nuôi chuyên canh; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư nuôi trồng thủy sản trong những vùng quy hoạch gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ khu nuôi…


Có thể bạn quan tâm

Độc quyền của VFA làm khó doanh nghiệp nhỏ Độc quyền của VFA làm khó doanh nghiệp nhỏ

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực, trong khi cơ chế xuất khẩu gạo lại mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

09/09/2015
Chăn nuôi vào vụ cho thị trường cuối năm Chăn nuôi vào vụ cho thị trường cuối năm

Thời điểm này, nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tích cực tái đàn, mở rộng sản xuất, phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm. Điều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện nay, giá các loại gia súc, gia cầm (GSGC) đang bắt đầu nhích lên, người chăn nuôi trong tỉnh yên tâm đầu tư tái đàn.

09/09/2015
Gương sáng đại ngàn Gương sáng đại ngàn

Đến với đồng bào vùng cao Ba Tơ, sẽ được nghe kể nhiều về những người phụ nữ rất đỗi bình dị nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, trong sáng nguyên sơ như suối ngàn. Những việc làm không tư lợi của họ đã giúp ích cho mình, cho đời. Họ xứng đáng là tấm gương sáng nơi đại ngàn Ba Tơ.

09/09/2015
Xây dựng nông thôn mới khi thiếu sức trẻ Xây dựng nông thôn mới khi thiếu sức trẻ

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) mục đích chính là đổi mới diện mạo nông thôn và nâng cao thu nhập, mức sống cho nông dân và chính họ là chủ thể của chương trình này. Tuy nhiên, không ít vùng quê gặp nhiều khó khăn trong đóng góp xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là góp công sức làm các công trình dân sinh, do nhiều thanh niên đã rời làng đi làm ăn xa…

09/09/2015
 Hiệu quả kinh tế từ những mô hình chuyển đổi Hiệu quả kinh tế từ những mô hình chuyển đổi

Phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng đang được đẩy mạnh ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị đất sản xuất.

09/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.