Vào TPP Người chăn nuôi quyết định sự thành bại
Biểu đồ phân bố trang trai chăn nuôi heo năm 2014
“Việt Nam chưa bao giờ xóa bỏ thuế nhập khẩu.
Chúng tôi xin khẳng định, ngành chăn nuôi sẽ có ít nhất 10 năm trước khi thuế về 0%.
Nhìn chung, dù tác động là có nhưng không quá lớn như người nông dân lo lắng”., ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định trong buổi họp báo cung cấp thông tin về kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Ngành chăn nuôi và lộ trình 10 năm chuẩn bị
Sau khi trưởng đoàn 12 nước thành viên TPP bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán, sau quá trình phê duyệt kéo dài từ 18 - 24 tháng, hiệp định TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Nhiều người dân thực sự lo lắng cho ngành chăn nuôi trong nước vốn đã được đánh giá là “chịu nhiều tổn thương”, sau khi TPP được ký kết “sẽ sớm bị nhấn chìm”.
Theo ông Khánh, một số nông sản mà Mỹ và các nước khác trong TPP có thế mạnh như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò,… sẽ gây sức ép cạnh tranh rất lớn cho nông sản trong nước khi thuế suất về mức 0%.
Nhiều loại nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì chúng ta vẫn nhập khẩu từ trước như đậu tương, bắp, sản phẩm từ sữa, nguyên liệu sản xuất thức ăn công nghiệp,...
Các báo cáo cho thấy, Việt Nam được đánh giá là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP.
Cơ cấu hàng hoá các nước TPP với Việt Nam có sự bổ trợ lẫn nhau, giúp tăng cơ hội xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.
Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương nhấn mạnh:
“Đối với TPP nói riêng và các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung mà Việt Nam đã và đang đàm phán, mặt hàng nông nghiệp bao giờ cũng được Chính phủ đưa ra lộ trình giảm thuế lâu nhất so với các ngành khác”.
Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta hội nhập, Việt Nam đã từng tham gia ASEAN, WTO,...
ngành chăn nuôi đã từng bước đối mặt, cạnh tranh cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong 5 năm đàm phán, Chính phủ đã có những bước chuẩn bị để đương đầu với thử thách và tận dụng những lợi thế mà TPP mang lại.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi tập trung hoàn thiện và triển khai đề án tái cơ cấu ngành để biến thách thức thành cơ hội phát triển.
Bên cạnh những quan ngại kể trên, nhiều quan điểm tích cực xem TPP là bước tiến lớn để ngành chăn nuôi “thay da đổi thịt”.
Chăn nuôi hiện đang tác động trực tiếp đến 11,3 triệu hộ dân, vốn đã tồn tại những bất cập về quy mô nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, hiệu quả kinh tế thấp.
Mặc dù hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn công nghiệp đều phải nhập khẩu, nhưng theo thống kê 6 tháng đầu năm nay, giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã được kéo xuống ngang bằng với các nước trong khu vực, thậm chí thấp hơn Thái Lan và Trung Quố
Biểu đồ phân bổ trang trại chăn nuôi gia cầm năm 2014
Yếu tố quyết định “thắng thua” chính là người dân
Phát biểu tại “Hội thảo đánh giá tác động của TPP đến ngành chăn nuôi”, TS.Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết:
“TPP đặt ra tiêu chuẩn rất cao về chất lượng, mức độ an toàn sản phẩm.
Vì vậy chăn nuôi trong nước không nên chạy theo tăng trưởng số lượng mà nên tổ chức lại để sản phảm có chất lượng tốt nhất, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất, đây mới là mục tiêu tăng sức cạnh tranh”.
Giải pháp toàn diện để cạnh tranh công bằng dưới tác động của TPP không chỉ tập trung vào việc tăng quy mô đàn, cải thiện chất lượng con giống, tăng năng suất vật nuôi, áp dụng các chương trình sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả, mà còn phải kiên quyết nói không với chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh.
Nói cách khác, người chăn nuôi có 10 năm để tái cơ cấu, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, có nghĩa là kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn lọc giống, phương thức chăn nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh, chất lượng thức ăn chăn nuôi đến khâu giết mổ, cung ứng thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt chú trọng thực hiện các quy định về việc cấm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đây được xem là giải pháp cốt lõi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
Làm sao để chúng ta không thua cuộc ngay trên “sân nhà” khi đứng trước nguy cơ gần 100 triệu người Việt quay lưng với sản phẩm Việt vì lo sợ “hàng nội” không an toàn?
Câu hỏi này chỉ có người chăn nuôi và người tiêu dùng trong nước mới có câu trả lời vì chính họ quyết định sự thành bại của ngành chăn nuôi trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.
Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.
Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.