Tín hiệu phục hồi cho thị trường tôm sú

Khoảng 10 năm trước, các công ty Thái Lan bắt đầu giới thiệu sản phẩm tôm thẻ chân trắng giá thành thấp cho người nuôi tôm địa phương, và chúng nhanh chóng được nuôi với số lượng lớn, nhanh chóng lấn át ngành nuôi tôm sú với đặc trưng nuôi mật độ thấp.
Trên thị trường ngập tràn tôm thẻ chân trắng, trong khi tôm sú chỉ chiếm khoảng 5%.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi Hội chứng tử vong sớm (EMS) khối lượng tôm thẻ chân trắng giảm nhanh ở Thái Lan và nhiều nơi khác trong khu vực.
Điều này đã thúc đẩy tôm sú quay trở lại thị trường. Không giống như tôm thẻ chân trắng, tôm sú có lớp vỏ dầy và có thể được vận chuyển tươi sống giống như nhiều loài thủy hải sản cao cấp.
Nó đã góp phần giúp tôm sú hồi sinh tại Thái Lan trong 3 năm trở lại đây.
Sau một thời gian dài bị lép vế, giờ đây tôm sú đã quay trở lại thị trường.
Nhiều người nuôi tôm sú tại Thái Lan hy vọng có thể tìm kiếm đối tác là những nhà phân phối lớn hoặc các nhà hàng tại Trung Quốc.
Các khách hàng Trung Quốc ưa thích màu đỏ của tôm, đặc biệt là khi tôm có thể được vận chuyển tươi sống, không đông lạnh.
Thái Lan có thể sản xuất khoảng 10.000 tấn tôm sú/năm, song cần phải thận trọng trong việc tăng khối lượng tôm nuôi.
Vấn đề là họ cần tìm ra thị trường tiêu thụ. Nếu có thể tìm thêm các thị trường mới, người nuôi tôm sú Thái Lan sẽ có thể mở rộng quy mô và sản lượng nuôi. Thị trường tiêu thụ còn quá nhỏ khiến họ không muốn sản xuất nhiều hơn.
Related news

Đoàn công tác do ông Amund Dronen - Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy làm trưởng đoàn vừa làm việc với tỉnh Đồng Tháp để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng đại diện các sở, ngành liên quan tiếp đoàn.

Thời gian gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đang phát triển mạnh ở Lâm Hà (Lâm Đồng). Bên cạnh chuyển đổi từ cây công nghiệp dài ngày sang rau, hoa công nghệ cao thì trong lĩnh vực chăn nuôi, con bò sữa đang được người dân nơi đây quan tâm và mở ra triển vọng mới cho ngành nông nghiệp địa phương.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm, tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay gần như ngoài vòng kiểm soát của ngành chức năng nên khó quản lý về an toàn dịch bệnh.

Mặc dù “sinh sau, đẻ muộn” và phải cạnh tranh khốc liệt với các loại cây trồng công nghiệp khác trên đất Tây Nguyên nhưng cây ca cao lại có lợi thế lớn với lộ trình phát triển bền vững, vì được kiểm soát chất lượng trong tất cả các khâu, tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm - điều mà nhiều ngành hàng nông sản khác đang ì ạch phấn đấu để đạt được.

Thời điểm này, bà con nông dân ở Nâm N’Jang (Đắk Song - Đắk Nông) đang tập trung nhân lực để thu hoạch tiêu. Qua ghi nhận năm nay, năng suất và giá tiêu đều ở mức cao nên bà con rất phấn khởi.