Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tín Dụng Đầu Tư Cây Cà Phê Nhiều Nông Dân Đắk Mil Được Tiếp Cận Vốn

Tín Dụng Đầu Tư Cây Cà Phê Nhiều Nông Dân Đắk Mil Được Tiếp Cận Vốn
Ngày đăng: 04/08/2014

Mới đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn Đắk Mil đã được tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ đầu tư cây cà phê do Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Đắk Mil triển khai. Với lãi suất ưu đãi, thủ tục giải quyết nhanh, gọn, hầu hết khách hàng được vay vốn đều khá hài lòng với gói tín dụng này.

Gia đình anh Hồ Sỹ Đại, ở thôn 2, xã Đắk N’drót là một trong nhiều khách hàng tiếp cận được nguồn vốn từ gói tín dụng này. Theo anh Đại thì chỉ sau một ngày gửi hồ sơ, cán bộ ngân hàng đã trực tiếp xuống tận địa bàn thẩm định rồi cho giải ngân nguồn vốn ngay.

Hiện tại, gia đình anh mới chỉ rút 350 trong tổng số 500 triệu đồng được vay để tập trung mua phân bón, cũng như mở mới thêm một số diện tích cà phê nữa. Số tiền 150 triệu đồng còn lại, gia đình dành đến vụ thu hoạch cà phê sẽ rút ra để phục vụ việc thuê nhân công, phơi, sấy....

Anh Đại vui vẻ cho biết: “So với trước đây, thủ tục, thời hạn cho vay, cũng như lãi suất vay đã có lợi cho người dân rất nhiều. Đặc biệt, trong thời điểm này, việc tiếp cận được nguồn vốn là thuận lợi lớn, vừa giúp gia đình bớt đi nỗi lo tài chính, cũng như có điều kiện đầu tư cho vườn cà phê để mang lại năng suất, chất lượng tốt hơn”.

Tương tự, gia đình ông Lê Hữu Hoàn, ở thôn Thanh Lâm, xã Đức Mạnh cũng vừa tiếp cận được hơn 300 triệu đồng từ gói tín dụng này để đầu tư vào vườn cà phê.

Ông Hoàn chia sẻ: “Với 4 ha cà phê, chi phí đầu tư mỗi năm rất lớn, vì thế, ngoài năng lực tài chính của gia đình, tôi bắt buộc phải vay thêm vốn từ ngân hàng thương mại. Điều đáng mừng, việc tiếp cận vốn từ ngân hàng hiện nay dễ dàng hơn những năm trước rất nhiều nên đã giúp người dân phần nào giảm áp lực, yên tâm vào đầu tư sản xuất”.

Anh Trần Đình Của, cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Đắk Mil cho biết: “Sau khi nhận được hồ sơ của khách hàng, đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ liên hệ và trực tiếp xuống thẩm định hồ sơ ngay.

Để cho vay đúng đối tượng, nguồn vốn, cũng như hạn chế rủi ro, việc phối hợp với chính quyền xã, thôn để xác định nguồn gốc, cũng như năng lực của từng gia đình luôn được ngân hàng chú trọng. Những hồ sơ chưa hoàn chỉnh, cán bộ tín dụng phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện nhanh chóng hoàn thành hồ sơ, nhằm giúp người dân có thể thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn vốn”.

Ông Phạm Quốc Việt, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Đắk Mil cho biết: “Hiện tại, gói tín dụng hỗ trợ đầu tư cho cây cà phê đã, đang thu hút rất nhiều khách hàng vay vốn. Sau hơn 2 tháng triển khai, đến nay, đơn vị đã cho hơn 300 khách hàng vay vốn, với dư nợ hơn 13 tỷ đồng.

Bước đầu, ngân hàng triển khai thí điểm ở 3 xã Đức Minh, Đức Mạnh, Đắk N’drót và từng bước triển khai rộng rãi trên địa bàn. Đây là một gói tín dụng với lãi suất chỉ ở mức 8%/năm, thời hạn cho vay cũng rất hợp lý nên bước đầu lại hiệu quả khá cao”.

Cũng theo ông Việt thì ngay từ khi triển khai gói tín dụng, đơn vị đã phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn, các công ty đầu tư vào mô hình sản xuất cà phê … để giới thiệu chi tiết đến khách hàng. Thời gian xét hồ sơ, thẩm định dự án cũng được phòng giao dịch tối giản nên chỉ sau hai ngày (kể từ khi gửi hồ sơ) là khách hàng có thể nhận được vốn.

Phòng Giao dịch chỉ đạo cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xuống trực tiếp kiểm tra hiệu quả sử dụng nguồn vốn của từng gia đình để nâng cao hiệu quả vốn vay. Ngoài gói tín dụng này, hiện đơn vị đang đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh cung ứng vốn để triển khai gói hỗ trợ phục vụ tái canh cây cà phê, nhằm giúp nông dân trên địa bàn huyện được tiếp cận nguồn vốn.


Có thể bạn quan tâm

Lập Nghiệp Từ Xoài Lập Nghiệp Từ Xoài

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.

24/09/2012
Hạ Lang Phát Triển Chăn Nuôi Dê Hàng Hóa Hạ Lang Phát Triển Chăn Nuôi Dê Hàng Hóa

Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.

19/06/2013
Diện Tích Sả Tăng Đột Biến Diện Tích Sả Tăng Đột Biến

Toàn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 450 ha trồng sả, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã: Phú Thạnh, Phú Đông và Phú Tân. Nhiều bà con nơi đây cho biết, trồng sả mang lại lợi nhuận kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và nông dân hiện trồng xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa. Giá sả thương phẩm hiện tại được các thương lái từ Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn đến mua với giá 5.500 đồng/kg, lúc cao điểm giá lên tới 7.500 đồng/kg. Sau 3 tháng trồng sả, bà con nơi đây thu lãi gần 10 triệu đồng/1.000 m2 đất.

06/08/2013
Vườn Cây Ăn Trái Kêu Cứu Vườn Cây Ăn Trái Kêu Cứu

Nhiều vườn cây ăn trái như vú sữa, xoài, sa pô chê… ở Tiền Giang, Đồng Tháp… đang bị suy kiệt, lão hóa, thậm chí “chết đứng” do thối rễ, khô lá, chết nhánh, làm cho nhà vườn lo lắng. Theo một số nhà quản lý, do chủ vườn, thương lái “bắt” cây ra trái quá mức nên cây mới suy kiệt, chết. Còn các nhà vườn lại bảo cây chết là do bón nhầm phân giả, nên nguồn nước, đất vườn bị ngộ độc làm hại cho cây…

06/08/2013
Mô Hình Nuôi Cua Đồng Trong Ao Đất Và Ruộng Lúa Dễ Nuôi, Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Cua Đồng Trong Ao Đất Và Ruộng Lúa Dễ Nuôi, Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ”, do Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì thực hiện đã xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh, giúp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo có thể áp dụng.

29/04/2013