Trồng bưởi da xanh trên đất vải thiều, lãi 1 tỷ đồng/3ha/năm
Là một trong những hộ đầu tiên trồng bưởi da xanh trên đất trồng vải thiều, sau gần 8 năm anh Lê Duy Chứ ở thôn Nam Điện, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/3ha/năm.
Anh Lê Duy Chứ bên vườn bưởi của mình
Anh Chứ cho hay, vải thiều năm được mùa thường lâm cảnh rớt giá, vì thế gia đình anh quyết định chuyển đổi sang trồng bưởi da xanh. Cây bưởi đến với anh như một cơ duyên. Trước đâu có người quen đã biếu anh quả bưởi da xanh để thưởng thức. Anh ăn thử thấy múi dầy, tép hồng, ráo nước... nên quyết định trồng thử. Anh đặt mua cây từ Bến Tre. Bước đầu trồng thử 600 gốc thay dần diện tích trồng vải thiều. Sau 1 năm, nhận thấy bưởi da xanh phù hợp với đất vườn đồi, anh trồng thêm 1.000 gốc nữa.
Anh Chứ chia sẻ, kỹ thuật trồng bưởi đều do anh tự học hỏi từ sách báo và trên mạng. Cây bưởi da xanh khá khó tính, nếu trồng trên nền đất cát khi mưa nhiều, nước không thoát được, dễ dẫn đến hiện tượng vàng lá, thối rễ. Thêm vào đó bưởi da xanh chịu lạnh rất kém, mùa đông quả không phát triển được. Nếu bón phân hóa học thì cây lớn nhanh, nhưng cũng nhanh suy kiệt, cây không bền. Vì vậy anh thường bón phân hữu cơ, cây lúc nào cũng xanh tốt.
Bưởi da xanh cho thu hoạch từ tháng 8 đến cuối tháng 10 DL, là loại quả cao cấp, bán được giá. Giá bán tại vườn 40.000 đồng/kg. Trung bình mỗi quả 1,6kg có giá từ 60.000 - 70.000 đồng. Mỗi năm vườn nhà anh thu hoạch hơn 50 tấn quả, trừ chi phí còn lãi hơn 1 tỷ đồng. Lợi nhuận thu được anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng, chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như hệ thống tưới nước tự động, máy phun vôi, máy bơm thuốc BVTV... giảm chi phí nhân công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, mỗi năm anh cung cấp từ 20.000 - 30.000 cây giống ra thị trường, tận dụng hoa và vỏ bưởi để chiết xuất tinh dầu, cho ra sản phẩm dầu gội tự nhiên từ cây bưởi.
Có thể bạn quan tâm
Thị xã Vĩnh Châu là một trong những địa phương nuôi tôm nổi tiếng với gần 6.000 hộ nuôi trên diện tích 5.500ha. Nơi đây từng được mệnh danh là cái nôi của tôm
Mô hình ương giống cá chạch lấu, một loài cá ngon và hiện còn rất ít trong tự nhiên, giúp nông dân Hậu Giang thu cả tỷ đồng mỗi năm.
Mô hình tôm lúa ở Sóc Trăng được thực hiện dưới hình thức quảng canh cải tiến phát triển chủ yếu ở huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu