Tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành hàng xoài ở huyện Cao Lãnh Đồng Tháp
Ông Phan Quốc Nam - Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Long Uyên chia sẻ một số kinh nghiệm về thị trường
Hiện trên địa bàn huyện Cao Lãnh có trên 3.600ha trồng xoài, sản lượng đạt trên 36.000 tấn/năm, chiếm trên 40% diện tích và trên 42% sản lượng xoài toàn tỉnh.
Đặc biệt, có trên 80% nhà vườn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: tỉa cành, tạo tán, xử lý ra hoa, bao trái. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM và Hà Nội, một ít được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và NewZealand.
Tại buổi làm việc, nhà vườn được nghe các công ty, DN chia sẻ một số thông tin quan trọng về tình hình xuất khẩu xoài Việt Nam, thực trạng, thách thức và một số giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới.
Theo thông tin từ các DN, thị trường xoài hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên tùy vào thị trường sẽ có các yêu cầu về kỹ thuật phù hợp.
Nhưng vấn đề mấu chốt được DN nhấn mạnh là sự cần thiết của việc phải sản xuất theo quy trình an toàn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.
Dịp này, nhiều nhà vườn trao đổi với nhà vựa và doanh nghiệp về việc liên kết tiêu thụ. Phần lớn nhà vườn tỏ ra băn khoăn khi thị trường một số nước “mở cửa” đối với sản phẩm xoài của Việt Nam nhưng để đáp ứng được yêu cầu từ các nhà nhập khẩu thì nông dân vẫn còn khá “tù mù” về thông tin của đối tác.
Nhằm tháo gỡ những thắc mắc cho nông dân, một số chuyên gia đầu ngành, DN cũng đề xuất những phương án tháo gỡ khó khăn.
Trong đó, bước đầu DN sẽ là cầu nối, chia sẻ với nông dân về các thông tin, yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Ngành nông nghiệp sẽ liên kết, hỗ trợ DN trong việc xây dựng vùng nguyên liệu theo đặt hàng từ DN...
Có thể bạn quan tâm
Mô hình lúa - tôm càng xanh trong mùa mưa trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa cho kết quả khá tốt. Nhiều hộ dân huyện Thới Bình (Cà Mau) thu nhập thêm hàng chục triệu đồng từ con tôm càng xanh trước khi chuyển sang nuôi tôm sú vụ chính năm sau, đời sống cũng được cải thiện nhiều mặt nên bà con rất phấn khởi. Ðây là mô hình canh tác có nhiều triển vọng bền vững!
Gà Đông Tảo là loại gà đặc sản của tỉnh Hưng Yên có những ưu điểm nổi bật, gà to, lớn (từ 3kg đến 6kg) thịt ngon, chân to đang được nuôi nhiều ở xã Đông Tảo và nhiều địa phương trong tỉnh Hưng Yên. Hiện có hơn 90% số hộ ở xã Đông Tảo nuôi gà Đông Tảo; trong đó, có 400 hộ nuôi quy mô lớn. Nghề nuôi gà Đông Tảo đã mang lại cho nguồn thu nhập cho nhân dân xã Đông Tảo Hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Những ngày cuối năm, điện thoại của bà Hoa reo liên tục bởi khách đặt mua gà Đông Tảo. Trên website trang trại rắn mối - gà Đông Tảo do con trai bà Hoa điều hành từ TP. Hồ Chí Minh cũng đắt khách không kém. Bà Hoa cho biết, bà vừa đóng hàng gửi đi Cà Mau, Bạc Liêu và TP. Hồ Chí Minh với số lượng 45 con gà Đông Tảo. Với giá 500.000 đồng/con gà giò và 6 triệu đồng/con gà cồ giống 6 tháng tuổi, bà đã thu về gần 30 triệu đồng...
Trong khi công tác phòng dịch cúm gia cầm được ngành chức năng và các địa phương nỗ lực thực hiện, thì tại một số địa phương, người dân vẫn vứt xác gia cầm chết xuống sông. Việc làm thiếu ý thức này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn là tác nhân lây lan dịch bệnh.
Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.