Tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành hàng xoài ở huyện Cao Lãnh Đồng Tháp
Ông Phan Quốc Nam - Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Long Uyên chia sẻ một số kinh nghiệm về thị trường
Hiện trên địa bàn huyện Cao Lãnh có trên 3.600ha trồng xoài, sản lượng đạt trên 36.000 tấn/năm, chiếm trên 40% diện tích và trên 42% sản lượng xoài toàn tỉnh.
Đặc biệt, có trên 80% nhà vườn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: tỉa cành, tạo tán, xử lý ra hoa, bao trái. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM và Hà Nội, một ít được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và NewZealand.
Tại buổi làm việc, nhà vườn được nghe các công ty, DN chia sẻ một số thông tin quan trọng về tình hình xuất khẩu xoài Việt Nam, thực trạng, thách thức và một số giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới.
Theo thông tin từ các DN, thị trường xoài hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên tùy vào thị trường sẽ có các yêu cầu về kỹ thuật phù hợp.
Nhưng vấn đề mấu chốt được DN nhấn mạnh là sự cần thiết của việc phải sản xuất theo quy trình an toàn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.
Dịp này, nhiều nhà vườn trao đổi với nhà vựa và doanh nghiệp về việc liên kết tiêu thụ. Phần lớn nhà vườn tỏ ra băn khoăn khi thị trường một số nước “mở cửa” đối với sản phẩm xoài của Việt Nam nhưng để đáp ứng được yêu cầu từ các nhà nhập khẩu thì nông dân vẫn còn khá “tù mù” về thông tin của đối tác.
Nhằm tháo gỡ những thắc mắc cho nông dân, một số chuyên gia đầu ngành, DN cũng đề xuất những phương án tháo gỡ khó khăn.
Trong đó, bước đầu DN sẽ là cầu nối, chia sẻ với nông dân về các thông tin, yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Ngành nông nghiệp sẽ liên kết, hỗ trợ DN trong việc xây dựng vùng nguyên liệu theo đặt hàng từ DN...
Related news

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.