Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Giải Pháp Phòng Trừ Cá Lau Kiếng

Tìm Giải Pháp Phòng Trừ Cá Lau Kiếng
Ngày đăng: 02/08/2013

Trước sự phát tán quá nhanh và mức độ nguy hại của cá lau kiếng, Sở KH-CN vừa chỉ định Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu triển khai đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá sơ bộ sự phát tán và tác hại của cá lau kiếng trên địa bàn tỉnh”. Mục tiêu đề tài là nhằm xác định vùng phân bố và mức độ phong phú của nó so với các loài cá bản địa, đồng thời đưa ra giải pháp phòng trừ hiệu quả.

Đề tài thực hiện trong vòng 1 năm (từ tháng 7/2013 - 7/2014). Theo thuyết minh đề tài, cá lau kiếng là loài sinh vật ngoại lai. Sự tồn tại của nó đã uy hiếp đến sự phát triển các loài thủy sản bản địa.

Đánh giá ban đầu của tác giả đề tài thì cá lau kiếng là loài ăn tạp, ăn tảo đáy và mùn bã hữu cơ nên nó cạnh tranh gay gắt thức ăn với các loài thủy sản bản địa. Khi đàn cá lau kiếng càng phát triển thì khả năng cung cấp thức ăn và nơi cư trú cho các loài thủy sản bản địa càng giảm dần (nhất là động vật đáy và côn trùng). Do cá ăn bùn đất nên có thể làm thay đổi nền đáy và các chất dinh dưỡng nền đáy sẽ bị chuyển hóa sớm hơn bình thường trong chuỗi thức ăn.

Đặc biệt, nó gây tác động trực tiếp đến những loài có cùng chuỗi thức ăn với nó. Cá lau kiếng có thể ăn cả trứng và cá con của các loài cá bản địa. Từ tập tính ăn tạp ở tầng đáy nên chúng “cày xới” nền đáy, tác động trực tiếp đến hệ thực vật thủy sinh ở nền đáy và ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái. Vì cá lau kiếng thường đào hang để trú ẩn (chiều dài hang phổ biến từ 0,5 - 1m) nên dễ gây ra xói lở bờ sông, kênh, rạch, ao đìa…

Theo khảo sát sơ bộ của tác giả, cá lau kiếng có thể sống trong môi trường ẩm thấp, ngay cả khi mực nước thấp hơn miệng hang. Phạm vi phân bố của nó rất rộng, từ nơi có nước chảy mạnh đến nước chảy yếu, từ hàm lượng ôxy hòa tan thấp đến ôxy hòa tan cao. Ngay cả ở vùng ven biển, cá lau kiếng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng khai thác của ngư dân.

Cá lau kiếng khi di nhập vào môi trường mới sẽ gia tăng nhanh về số lượng trong thời gian ngắn. Một khảo sát thú vị khác nữa là các loài chim biển rất thích ăn thịt cá lau kiếng (do cá có kích thước to và ít di chuyển), tuy nhiên, khi ăn thì chim rất dễ chết do mắc vào gai cá.

Tác giả đề tài khẳng định, dù cá lau kiếng đã bùng phát khắp vùng ĐBSCL ở mức đáng báo động, làm cho đa dạng sinh học bị giảm sút và nghiêm trọng hơn là sự tuyệt chủng một số loài cá, nhưng đến nay, tác hại của loài cá này vẫn chưa được cảnh báo đúng mức.

Thạc sĩ Phạm Hoàng Minh - Phó Giám đốc Sở KH-CN cho biết, trong phạm vi đề tài “Đánh giá sơ bộ sự phát tán và tác hại của cá lau kiếng trên địa bàn tỉnh”, mong muốn của tỉnh là xác định được vùng phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng so với các loài cá bản địa có giá trị kinh tế. Qua đó, sẽ có giải pháp phòng trừ một cách hiệu quả, ngăn ngừa thiệt hại tiếp theo do sinh vật ngoại lai này mang lại.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân U Minh Trúng Mùa Khoai Môn Nông Dân U Minh Trúng Mùa Khoai Môn

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên tuyến bờ bao thuộc ấp 12, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) tận dụng diện tích bờ bao lâm phần để trồng khoai môn. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện bà con đang bước vào vụ thu hoạch, trúng mùa nên ai nấy đều phấn khởi.

04/10/2014
Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu “Rau An Toàn Gò Công” Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu “Rau An Toàn Gò Công”

Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (thị xã Gò Công, Tiền Giang) hoạt động từ ngày 21-8-2006 chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Từ đó đến nay, HTX không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

04/10/2014
Long An Được Mùa Thanh Long Long An Được Mùa Thanh Long

Những ngày gần đây, thanh long tại các nhà vườn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang hút hàng. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 100 xe container, xe tải từ Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tiền Giang… chạy về Châu Thành để lấy hàng đi xuất khẩu.

04/10/2014
Bình Thủy (TP Cần Thơ) Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Gắn Với Du Lịch Sinh Thái Bình Thủy (TP Cần Thơ) Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Gắn Với Du Lịch Sinh Thái

Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) có 7 hộ dân phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái, góp phần giải quyết đầu ra và tăng thu nhập cho người nông dân.

04/10/2014
Mô Hình Làm Vườn Với Chi Phí Thấp Nhất Để Cho Lợi Nhuận Cao Nhất Ở Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) Mô Hình Làm Vườn Với Chi Phí Thấp Nhất Để Cho Lợi Nhuận Cao Nhất Ở Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) là vùng đất đai ít màu mỡ, nguồn nước tưới hạn chế. Tuy nhiên, không đầu hàng về điều kiện thỗ nhưỡng, anh Nguyễn Xuân Long - nông dân địa phương đã có những cách làm khá đặc biệt như dẫn nguồn nước chảy tự nhiên, trồng ổi để chống rầy bảo vệ các loại cây trồng có múi, trồng cây ăn trái lâu năm để có nguồn thu lâu dài...

04/10/2014