Ô Nhiễm, Tôm Chết Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.
Vừa thả xuống đã chết
Bà Phạm Thị Muội ở ấp 4 (xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang) thả 220.000 con giống mới được 1 tháng tuổi thì toàn bộ tôm nuôi phát bệnh gan tụy chết sạch, vốn đầu tư gần 90 triệu đồng đã tan theo xác tôm.
Bà Muội cho biết: “Không chỉ gia đình tôi bị thiệt hại mà hầu hết bà con ở ấp 4 đều bị tình trạng tôm chết hàng loạt. Trước khi thả nuôi gia đình tôi đã đem giống ra tận tỉnh Ninh Thuận lấy mẫu đi xét nghiệm, sạch bệnh mới mua về mới thả nuôi nhưng cũng bị thiệt hại. Môi trường ao xử lý kỹ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhưng không hiểu sao tôm vừa thả nuôi đã chết…”.
Những năm trước đây, vùng nuôi tôm công nghiệp xã Mỹ Long Nam luôn thắng lớn với hàng trăm hộ nuôi có lời từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỉ đồng/vụ. Thế nhưng, năm nay rất nhiều hộ đã bị mất vốn.
Ông Nguyễn Văn Bền – Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Long Nam cho biết: “Đến nay, toàn xã đã có 771 hộ thả nuôi với diện tích 616 ha. Tuy nhiên đã có 644 hộ với diện tích 524 ha đã bị thiệt hại hoàn toàn. Trung bình 10 hộ thả nuôi thì đã có gần 9 hộ bị thiệt hại”. Ngoài ra, rất nhiều vùng nuôi khác ở các huyện Duyên Hải, Châu Thành cũng xuất hiện tình trạng tôm mới thả nuôi hơn 1 tháng tuổi đã xuất hiện tình trạng chết hàng loạt. Rất nhiều nông dân không dám tiếp tục đầu tư cải tạo ao, thả nuôi vì tôm liên tục chết và lan rộng ra nhiều địa phương khác nhau.
Tại tỉnh Sóc Trăng, vùng nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Vĩnh Châu… cũng xuất hiện tình trạng tôm chết hàng loạt khiến cho người nuôi thua lỗ nặng. Ông Lê Thanh Mẫn ở xã Khánh Hòa (thị xã Vĩnh Châu) cho biết: “Năm nay tôm bị nhiễm bệnh nhiều hơn và chỉ thả xuống 15 ngày là xuất hiện bệnh, chết hàng loạt. Nhiều hộ không dám cải tạo ao để thả nuôi tiếp vì sợ dịch bệnh”.
Nguồn nước ô nhiễm
Nguyên nhân tôm mới thả nuôi bị thiệt hại ở Trà Vinh đã được Trung tâm kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam xác định là do môi trường ao nuôi đã bị ô nhiễm, thời tiết diễn biến khá phức tạp nắng nóng kéo dài, cơn mưa trái vụ nên tôm bị bệnh… Đồng thời, do ảnh hưởng của thuốc BVTV và các loại hóa chất cải tạo xử lý ao nuôi…
Trong đó, nguyên nhân đáng quan tâm nhất là dư lượng thuốc BVTV có nồng độ đều vượt giới hạn cho phép đối với tôm sú nuôi và có khả năng gây chết trong vòng 35 ngày. Trong 6 mẫu nước thu ở các tuyến sông đầu nguồn tại các địa phương như Long Vĩnh, Long Toàn (huyện Duyên Hải); Hiệp Mỹ, Thâu Râu ( huyện Cầu Ngang)… qua phân tích đã phát hiện dư lượng thuốc BVTV Cypermethrin với các nồng độ giao động từ: 0,010 – 0,042µg/l; một mẫu nước thu ở ao nuôi có sử dụng EVIRO có thành phần thuốc BVTV Cypermethrin với nồng độ 0,014 µg/l, Permethrin 0,008 µg/l.
Có thể bạn quan tâm

Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh thịt xuất khẩu thành lập từ năm 1989. Năm 2000, Xí nghiệp chuyển đổi thành Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định với số vốn điều lệ 3,7 tỷ đồng; ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính là: chế biến thịt gia súc, gia cầm xuất khẩu…

Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết, trong cả 3 lô hàng rau gia vị bị phát hiện có côn trùng từ đầu năm đến nay, thì cả 3 đều thuộc về một doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Anh Nhân, địa chỉ 42/3 ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.

Hôm qua 13.10, ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Điện Bàn cho biết, lực lượng thú y huyện và chính quyền địa phương vừa tiến hành tiêu hủy khẩn cấp đàn vịt thịt 35 ngày tuổi gồm 1.000 con của bà Hà Thị Linh ở thôn Phong Nhị, xã Điện An.

Từ đầu năm đến nay, trừ các tháng 6 và 7, thời gian còn lại giá cà chua đều xuống rất thấp. Nguyên nhân được một số thương lái đang thu mua loại nông sản này tại Đơn Dương cho biết, trên thị trường hiện đang “khủng hoảng thừa” cà chua.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, trong tổ chức lại SX cần đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hình thức hợp tác liên kết. Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới và phát triển kinh tế tập thể. Song thẳng thắn mà nói, nhìn chung đến nay có thể đánh giá HTXNN hoạt động chưa thực sự sôi động, hiệu quả. Đây là điều trăn trở của mỗi chúng ta.