Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo

Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo
Ngày đăng: 16/05/2012

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

Ở huyện thuần nông Ninh Phước - vùng trồng nho bậc nhất ở tỉnh Ninh Thuận trước đây, nay cây táo đã dần thay thế trong những vườn nho đã thoái hóa. Riêng tại xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, 400 ha trong tổng số 700 ha đất màu của địa phương đã được người dân chuyển sang trồng táo và diện tích này đang tiếp tục được tăng lên.

Ông Dương Văn Ấm, người đi đầu trong phong trào trồng táo ở xã Phước Sơn, cho biết: do đầu tư chi phí cao lại dễ bị sâu bệnh nên gia đình ông đã quyết định bỏ trồng nho, chuyển sang trồng táo. Nhờ chủ động được nguồn nước tưới và áp dụng đúng kỹ thuật nên vườn táo của gia đình luôn đạt năng suất cao, bình quân 40 tấn/ha/năm. Với 5 ha táo, hàng năm gia đình ông thu lãi trên 800 triệu đồng.

Nhiều địa phương khác ở tỉnh Ninh Thuận như các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, diện tích trồng táo cũng được mở rộng. Nhiều hộ dân trồng táo cho biết: so với trồng nho, trồng táo chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc, năng suất bình quân 3,5 tấn/sào/năm. Với giá tiêu thụ như hiện nay từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, mỗi mùa thu hoạch táo, nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Táo Ninh Thuận được tiêu thụ rộng khắp ở các tỉnh thành trong cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, đồng thời được xuất sang Trung Quốc. Với gần 1.000 ha táo đang trong thời kỳ thu hoạch, mỗi ngày Ninh Thuận cung cấp ra thị trường khoảng từ 60 - 80 tấn táo. Hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này mang lại khá cao, nhưng người dân vẫn băn khoăn vì phong trào mang tính tự phát, trái táo chưa có thương hiệu và kỹ thuật bảo quản để tiêu thụ lâu dài.

Để giúp nông dân có thêm điều kiện phát triển cây táo, Ban quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ nông dân thành lập các liên minh, tổ hợp tác trồng táo gắn với hỗ trợ chi phí đầu tư để người dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững và hiệu quả.

Ông Nguyễn Ngọc Hạnh ở thôn Ninh Quý 1, xã Phước Sơn, cho biết: tham gia liên minh, người dân được trao đổi, học hỏi kỹ thuật của nhau, việc sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng thuận lợi hơn do có sự tham gia của doanh nghiệp. Hiện người trồng táo ở Ninh Thuận mong muốn được mở rộng sản xuất, đồng thời mở các lớp tập huấn để đưa những kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất để việc trồng táo đạt năng suất cao hơn. Nhà nước cũng cần hỗ trợ xây dựng thương hiệu táo Ninh Thuận, hướng tới xuất khẩu hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến tại địa phương, làm nước ép hoặc sấy khô để trái táo Ninh Thuận vươn xa.

Có thể bạn quan tâm

Thương Nhân Xuất Khẩu Gạo Phải Có Vùng Nguyên Liệu Thương Nhân Xuất Khẩu Gạo Phải Có Vùng Nguyên Liệu

Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.

29/01/2015
Nông Dân Còn “Điêu Đứng” Vì Giống Kém Chất Lượng Nông Dân Còn “Điêu Đứng” Vì Giống Kém Chất Lượng

Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.

29/01/2015
Thái Thụy (Thái Bình) Hành Được Mùa Nhưng Rớt Giá Thái Thụy (Thái Bình) Hành Được Mùa Nhưng Rớt Giá

Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.

29/01/2015
Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.

29/01/2015
Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác

Đã hơn 20 năm qua, người dân Vũng Liêm đã gắn bó và sinh sống cùng cây lác. Thu nhập kinh tế từ 1 công đất lác hơn hẳn 1 công đất lúa. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch được trong 5 - 6 năm, cá biệt có diện tích tốt sẽ thu hoạch được gần 10 năm. Cứ 5 tháng thì thu hoạch một lần.

29/01/2015