Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, mấy năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật đã xuất hiện tại Quảng Nam nhưng phát triển ở mức độ khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo thống kê mới nhất, toàn tỉnh hiện có hơn 100 nghìn đàn ong với gần 300 hộ tham gia nuôi, tập trung chủ yếu tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Bắc Trà My. Nhiều đại biểu cho rằng, để nghề nuôi ong lấy mật ở Quảng Nam nói riêng và những địa phương khác nói chung có cơ hội phát triển, cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải tập trung thực hiện bài bản khâu quy hoạch, xác định rõ địa điểm nuôi.
Bên cạnh đó, sớm đưa ra khuyến cáo trong việc lựa chọn phương thức, quy mô và cách quản lý đàn ong phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng. Các doanh nghiệp nuôi ong mật chuyên nghiệp cần tích cực tham gia công tác đào tạo nghề để chuyển giao rộng rãi những kỹ thuật nuôi ong cơ bản cho nông dân và đẩy mạnh việc liên kết sản xuất theo hướng “đôi bên cùng có lợi”. Một số ý kiến cũng đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các tác động bất lợi do ong nuôi gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh…
Có thể bạn quan tâm

Phía sau câu chuyện nuôi cá bông lau là tâm huyết của các kỹ sư nông nghiệp trẻ cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của quê hương.

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

Mặc dù trời rét như cắt da cắt thịt nhưng bà Vũ Thị Thanh xã Trung An huyện Vũ Thư vẫn không ngại chăm sóc cho mấy sào rau đang lên xanh tốt. Đây cũng chính là những luống rau người nông dân này đã chủ động gieo trồng áng chừng sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp tết Nguyên Đán. Bà Thanh nhẩm tính mỗi sào rau cũng cho thu nhập thêm từ 2-2,5 triệu đồng nếu giá vẫn ổn định ở mức 2500-3000đ/kg như thời gian qua.

Theo kế hoạch, năm nay huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ thả nuôi 1.000ha tôm càng xanh. Tập trung nhiều nhất là xã Phú Thành B với 630ha. Đến nay, toàn huyện có 69 hộ nuôi, đã thả hơn 44.000 con tôm giống trên diện tích 350ha. Trong đó xã Phú Thành B đã thả hơn 186ha. Nhiều hộ thả sớm vào mùa nghịch đã bắt đầu tỉa bán tôm trứng được 15ha, sản lượng khoảng 7,5 tấn.

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.