Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khóc Cười Với Chuối

Khóc Cười Với Chuối
Ngày đăng: 07/02/2015

Đồng Nai có hơn 7 ngàn hécta trồng chuối các loại. Đứng đầu là huyện Thống Nhất với gần 3.300 hécta. Năm 1014 là năm rất khó khăn của nông dân trồng chuối, đặc biệt chuối bơm khi giá liên tục rớt vì đầu ra sản phẩm chế biến gặp khó khăn.

Tuy nhiên, do điều kiện thổ nhưỡng của Đồng Nai rất thuận lợi cho cây chuối phát triển nên nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn đang triển khai dự án trồng giống chuối mới với mục tiêu phát triển cả ngàn hécta nhằm xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc…

* Chuối rớt giá

Chuối từng là cây trồng cho thu nhập tốt của Đồng Nai nên diện tích không ngừng được mở rộng. Đặc biệt, huyện Thống Nhất nổi tiếng với nghề chế biến chuối xuất khẩu với vùng nguyên liệu chuyên canh chuối bơm. Năm 2014, chuối liên tục rớt giá vì đầu ra gặp khó khăn. Ông Đinh Công Minh, nông dân trồng chuối tại xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất), nhận xét: “Chưa năm nào chuối lại liên tục rớt giá với mức giảm sâu như năm 2014.

Đặc biệt là chuối bơm, có thời điểm giảm chỉ còn vài trăm đồng/kg, giảm gần 10 lần so với thời điểm chuối đạt giá cao. Giá các loại chuối sứ, chuối tiêu... cũng thấp hơn nhiều so với mọi năm. Nhiều nông dân bỏ không chăm sóc, hiện chuối đang tăng giá nhẹ trở lại do khan hàng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giá tiêu thụ cùng kỳ những năm trước đây”.

Ông Nguyễn Văn Thức, nông dân trồng chuối lâu năm tại huyện Thống Nhất, cho biết: “Cây chuối không còn cho thu nhập tốt như trước đây nữa, nhất là năm 2014, đầu ra bấp bênh với giá giảm mạnh khiến người dân không mặn mà đầu tư. Một số vườn chuối lại bị nấm, bệnh chết hàng loạt nên không ít người bỏ cây chuối chuyển sang trồng cây khác cho thu nhập cao hơn”.

Bà Trần Thị Hoa, chủ cơ sở chuối và nông sản sấy Cường Hoa (xã Quang Trung), chia sẻ: “Năm 2014, sản lượng tiêu thụ của mặt hàng chuối sấy giảm đến 70% so với mọi năm vì xuất khẩu không được, tiêu thụ trong nước cũng giảm mạnh. Nhiều lò chuối sấy tại địa phương lỗ hết vốn vì giá chuối sấy giảm từ 40 ngàn đồng còn hơn 10 ngàn đồng/kg. Cuối năm là mùa sản xuất mạnh của mặt hàng này, nhưng hiện các lò cũng chỉ làm cầm chừng vì giá chuối tươi tăng nhưng hàng chế biến hầu như không tăng giá vì tiêu thụ chậm”.

* Vẫn “nóng” dự án trồng chuối xuất khẩu

Giá chuối bấp bênh, nhiều nông dân bỏ cây chuối khiến các cơ sở chế biến rất lo lắng vì vùng nguyên liệu đang bị thu hẹp nhanh chóng. Điều này sẽ làm mất lợi thế của địa phương có thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây chuối và đã có ngành chế biến với sản phẩm chuối sấy dẻo, chuối chiên giòn được cả nước biết tiếng.

Trong khi một số giống chuối truyền thống, như: chuối bơm, chuối sứ... rớt giá vì gặp khó khăn về đầu ra do Trung Quốc, Nga không “ăn” hàng thì các sản phẩm chuối la ba, chuối già Nam Mỹ... lại khan hàng, “sốt” giá do nhu cầu nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông u... đang tăng nhanh.

Một số doanh nghiệp đang triển khai các dự án trồng những giống chuối theo thị hiếu của các thị trường mới. Cụ thể, Công ty TNHH Tân Lân (TP.Biên Hòa) đang xin triển khai dự án đầu tư trồng chuối Nam Mỹ tại xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu).

Đơn vị này đã tiến hành khảo sát và xác định điều kiện tự nhiên của xã này rất phù hợp với cây chuối Nam Mỹ, giống chuối mới nhanh cho thu hoạch, năng suất và giá trị xuất khẩu cao. Trong kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu chuối cho xuất khẩu, công ty sẽ ký hợp đồng với người dân địa phương theo hình thức cung cấp giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Tại Khu liên hiệp công nông nghiệp Dofico (Agropark) ở Xuân Lộc, Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai đã hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc triển khai dự án trồng chuối xuất khẩu sang thị trường này. Hiện dự án đã đầu tư xây dựng khu nuôi cấy mô để sản xuất giống.

Công ty TNHH sản xuất, chế biến rau, củ, quả Toàn Cầu (TP.Hồ Chí Minh) cũng đang đầu tư cho nông dân thực hiện thí điểm trồng các giống chuối mới tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất... Doanh nghiệp mong được Đồng Nai hỗ trợ về chính sách, cơ chế để phát triển vùng nguyên liệu chuối với diện tích hàng ngàn hécta để xuất khẩu.

Theo đại diện của doanh nghiệp này: “Doanh nghiệp đang ký kết cung cấp mặt hàng chuối tươi cho hệ thống bán lẻ của Nhật Bản với số lượng hàng trăm tấn/năm. Tiềm năng thị trường xuất khẩu của mặt hàng này còn rất lớn, vì vào được thị trường Nhật Bản thì các thị trường khác cũng sẽ mở cửa cho doanh nghiệp Việt”.

Theo các cơ sở chế biến chuối sấy tại huyện Thống Nhất, cây chuối bơm có nhiều ưu điểm, như: đầu tư ít vốn, ít công chăm sóc, nhanh cho thu hoạch với năng suất cao. Đặc biệt, loại chuối này là nguyên liệu chính để chế biến các sản phẩm chuối sấy, chuối chiên.

Tuy năm 2014 gặp nhiều khó khăn về đầu ra, nhưng tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm chuối bơm sấy còn rất lớn. Vấn đề đặt ra là các cơ sở chế biến chuối sấy cần cải tiến công nghệ sản xuất, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng vào được những thị trường khó tính, như: châu u, Nhật Bản...


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng

Trước tình hình sâu bệnh gây hại trên một số loại cây trồng, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 3483/UBND-NL yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh làm tốt công tác dự báo, thông báo kịp thời tình hình diễn biến sâu bệnh gây hại, tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng để địa phương và nông dân áp dụng.

03/09/2015
 Hướng đi mới từ măng tây xanh Hướng đi mới từ măng tây xanh

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó việc trồng măng tây xanh đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân.

03/09/2015
Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê

Trong thời gian qua, hàng trăm hécta cao su và cà phê bị người dân Tây Nguyên chặt bỏ để trồng tiêu. Dù việc trồng tiêu ồ ạt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người dân Tây Nguyên bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương.

03/09/2015
Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân

Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.

03/09/2015
Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP

Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.

03/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.