Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, mấy năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật đã xuất hiện tại Quảng Nam nhưng phát triển ở mức độ khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo thống kê mới nhất, toàn tỉnh hiện có hơn 100 nghìn đàn ong với gần 300 hộ tham gia nuôi, tập trung chủ yếu tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Bắc Trà My. Nhiều đại biểu cho rằng, để nghề nuôi ong lấy mật ở Quảng Nam nói riêng và những địa phương khác nói chung có cơ hội phát triển, cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải tập trung thực hiện bài bản khâu quy hoạch, xác định rõ địa điểm nuôi.
Bên cạnh đó, sớm đưa ra khuyến cáo trong việc lựa chọn phương thức, quy mô và cách quản lý đàn ong phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng. Các doanh nghiệp nuôi ong mật chuyên nghiệp cần tích cực tham gia công tác đào tạo nghề để chuyển giao rộng rãi những kỹ thuật nuôi ong cơ bản cho nông dân và đẩy mạnh việc liên kết sản xuất theo hướng “đôi bên cùng có lợi”. Một số ý kiến cũng đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các tác động bất lợi do ong nuôi gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh…
Related news

Vì sao chỉ mới Starbucks phát hiện được tiềm năng của cà phê Đà Lạt?

Bước vào mùa mưa giá dừa tươi bắt đầu xu hướng giảm do nhu cầu giải khát không cao. Hiện nay, giá dừa tươi tại vườn chỉ được các thương lái thu mua với giá từ 25.000-28.000 đồng/chục (mỗi chục bằng 12 trái) so với mức giá hơn 60.000 đồng/chục trong mùa nắng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản nửa cuối năm tiếp tục sụt giảm, ước tính cả năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này sẽ chỉ đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu suất, giá trị và lợi nhuận cho nông dân đã được Bộ NN&PTNT khuyến cáo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện. Theo các nhà chuyên môn, trong hoàn cảnh giá lúa bấp bênh, tình hình xuất khẩu gạo gặp khó thì việc giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây khác là vấn đề cấp bách. Song, việc trồng cây gì, bán ở đâu, ai mua, giá bao nhiêu,... vẫn là bài toán nan giải.

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.