Tìm giải pháp cứu cây cao su

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cùng các chuyên gia, nhà quản lý, đại diện các công ty cao su, các hộ dân tham gia trồng và phát triển rừng ở tỉnh Lai Châu, Quảng Nam tham dự.
Nhiều ý kiến tại hội thảo phân tích công tác bảo vệ, quản lý, trồng và phát triển rừng cũng như việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ cây cao su ở Việt Nam;
Nghiên cứu mô hình hợp tác giữa công ty cao su và người dân; minh bạch, giải trình và phát triển cây cao su; thông tin tình hình thị trường cao su thế giới và ngành cao su Việt Nam.
Nhiều giải pháp đề xuất thời gian đến tập trung chăm sóc và giải quyết đầu ra cho diện tích cao su đã đến kỳ thu hoạch; nhanh chóng chi trả tiền thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân để cải thiện thu nhập; cần hợp tác nhiều hơn giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trồng cây cao su.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.

Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

Từ tháng 5/2014 đến nay, dịch sâu róm tấn công rừng thông phát triển mạnh tại địa bàn các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và Hướng Hóa (Quảng Trị), gây thiệt hại nặng nề cho hơn 1.000 ha rừng thông. Năm nay dịch sâu róm xuất hiện sớm, xảy ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên diễn biến rất phức tạp.

Tiếp đến là bọ xít dài có nguy cơ xuất hiện trên các trà lúa đang bước vào thời kỳ trỗ hoặc chắc xanh ở khu vực gần rừng. Để phòng trừ 2 loại sâu bệnh hại này, nông dân cần tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, thị xã…