Tiểu thương Sài Gòn buôn chanh đào kiếm tiền triệu mỗi ngày
Anh Kiên, tiểu thương chuyên buôn chanh ở chợ Văn Thánh cho biết, từ tháng 5 khi chanh đào chưa vào vụ, nhiều khách hàng ở miền Nam đã hỏi và đặt hàng. Vì vậy, ngay đầu tháng 7, anh Kiên tức tốc nhập ngay mặt hàng này để bán khi vừa bước vào đầu vụ.
“Tôi mua tại vườn giá 40.000 đồng một kg, vào đây bán sỉ 70.000 đồng, còn bán lẻ 100.000 -120.000 đồng. Trung bình một ngày tôi bán được 40-70 kg, sau khi trừ chi phí, mỗi ngày cũng lời từ 800.000 đến một triệu đồng”, anh Kiên nói.
Tiểu thương này cũng cho biết, nếu các năm trước chanh đào ngâm sẵn được đặt hàng nhiều thì năm nay xu hướng mua trái tươi về tự chế biến được chuộng hơn.
Anh Nghĩa tại chợ này cũng nhập hàng tạ chanh đào vào bán với giá 130.000 đồng một kg vào buổi sáng và giảm giá xuống 100.000 đồng vào xế trưa.
“Mỗi ngày tôi bán lẻ được 30-40kg, buổi sáng bán đắt hơn. Nhiều khách quen cũng thường đặt hàng qua điện thoại”, anh Nghĩa nói và cho biết, một ngày cũng kiếm ngót nghét khoảng 500.000 - 800.000 đồng nhờ bán loại hàng này.
“Chanh đào có theo vụ, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Đầu vụ số lượng còn ít nên giá cao, giữa vụ hàng nhiều thì giá giảm xuống còn khoảng 70.000 - 90.000 đồng một kg”, anh Nghĩa nói.
Chị Nhung, ở Bình Thạnh chọn bán mặt hàng này qua mạng với giá 110.000 đồng một kg. Một ngày chị cũng bán được 20-30 kg chanh tươi. Riêng loại ngâm mật ong, chị giao cho khách hàng khắp thành phố. Mới đây, chị còn mới mở thêm chi nhánh tại Biên Hoà (Đồng Nai) và tuyển thêm cộng tác viên. Hiện, chanh đào được ngâm mật ong loại 320ml, chị bán giá 200.000 đồng, còn loại một lít là 980.000 đồng.
Chị Nhung cũng cho biết, chanh đào tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có giá bán dao động 40.000-60.000 đồng một kg, tùy thuộc vào chất lượng, kích cỡ. Nhìn bề ngoài, chanh đào không khác biệt nhiều so với chanh giấy, nhưng bên trong có màu hồng đào đặc trưng. Loại chanh này có thể ngâm với đường cát trắng, đường phèn, mật ong để trị ho, đầy hơi, tiêu chảy.
Về chất lượng chanh năm nay, nhiều tiểu thương cho biết trái tròn và đồng đều hơn các năm trước. Tuy nhiên, vì còn đầu vụ nên ruột chanh không được đậm màu. Để có được trái chanh ngon thì giữa vụ là thời điểm trái cây này chín đều nhất và hàm lượng dưỡng chất trong trái cao hơn.
Hiện nay chanh đào dần dần được bán phổ biến ở miền Nam, xuất hiện khá nhiều tại một số cửa hàng Hà Nội trên đường Điện Biên Phủ (quận 1), Phan Xích Long (Phú Nhuận), Trần Quốc Toản (quận 3)...
Theo các chuyên gia y tế, chanh đào có thể làm thuốc trị nhiều bệnh. Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nên thường có trong thành phần của nồi nước lá xông. Ruột chanh chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc…
Có thể bạn quan tâm
Ngày 5/7/2013, tại Cần Thơ, Chính phủ cùng Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL tổ chức Hội nghị Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và thủy sản vùng ĐBSCL. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng rất được quan tâm.
Những năm gần đây, cá sủ đất đã được người dân một số địa phương trong nước nuôi với số lượng lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cá sủ đất thường được nuôi theo hình thức nuôi lồng, bè tại các địa phương như Cẩm Phả, Vân Đồn.
Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, hiện đàn bò đang có xu hướng thu hẹp do quỹ đất trồng cỏ hạn chế, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh, thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy nên rất khó sử dụng phụ phẩm rơm.
Những ngày này, tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đầy ắp những loại trái cây được người dân từ trong vườn đem ra, hoặc được các tiểu thương lấy từ các tỉnh khác về bán lại. Sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không thua hàng ngoại và giá bán cũng tương đối mềm.