Tiểu thương cam kết không nhập khoai tây ngoại về chợ Đà Lạt

Phó trưởng phòng Kinh tế Đà Lạt Nguyễn Văn Tín cho biết ngày 29/10 vừa qua, Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt đã có văn bản gửi tất cả các tiểu thương kinh doanh khoai tây trong chợ nông sản Đà Lạt ký cam kết không nhập khoai tây có nguồn gốc từ Trung Quốc kể từ ngày 1/11.
Kết quả, toàn bộ 24/24 hộ kinh doanh khoai tây Đà Lạt tại đây đã ký cam kết không nhập khoai tây ngoại nhập về chợ; tránh tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại, gây ảnh hưởng đến uy tín nông sản Đà Lạt.
Đoàn công tác liên ngành sẽ thường xuyên có mặt tại chợ nông sản Đà Lạt đến hết 21/12 tới.
Phòng Kinh tế cũng vận động tiểu thương kinh doanh sau khi bán hết khoai tây nhập khẩu hiện có và chuyển sang kinh doanh các mặt hàng nông sản Đà Lạt khác để đảm bảo hoạt động của chợ đầu mối cũng như đời sống của các hộ tiểu thương trước khi khoai tây Đà Lạt vào mùa.
Hiện tại, Đà Lạt đã có khoai tây thu hoạch sớm nhưng rất ít; chính vụ thu hoạch thường bắt đầu từ đầu tháng Hai hàng năm.
Qua ghi nhận từ 2 ngày nay, các tiểu thương đã chấp hành lệnh cấm nhập khoai tây ngoại, không có bất kỳ xe container nào đưa hàng khoai tây nhập từ Trung Quốc về chợ.
Lượng khoai tây Trung Quốc đã chuyển vào chợ nông sản Đà Lạt trước đó vẫn được các tiểu thương kinh doanh, buôn bán bình thường.f
Có thể bạn quan tâm

Tại cuộc họp giao ban Bộ NN- PTNT ngày 4/3, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi bày tỏ lo ngại trong 6 tháng đầu năm 2014, ngành chăn nuôi khó có thể phục hồi do sức mua của thị trường quá yếu…

Theo ngư dân hành nghề vây rút chì, hàng chục năm nay đây là chuyến biển đầu tiên trong mùa biển mới ngư dân trúng đậm cá Nục nên ngư dân rất phấn khởi và hy vọng tiếp tục được mùa vào những chuyến biển tiếp theo.

Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...

Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.

Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.