Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống Khỏe Nhờ Sầu Riêng VietGAP

Sống Khỏe Nhờ Sầu Riêng VietGAP
Ngày đăng: 12/09/2012

Nằm giữa sông Tiền, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp thích hợp cho các loại cây có múi giá trị kinh tế cao: Sầu riêng hạt lép giống Monthong và Ri 6.

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế của loại trái cây đặc sản này, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang kết hợp UBND xã Ngũ Hiệp thực hiện mô hình sản xuất sầu riêng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Mô hình sản xuất sầu riêng VietGAP được triển khai thực hiện từ năm 2011, trên diện tích 10ha của 40 hộ dân ở các ấp Tân Sơn, Hòa An và Hòa Hảo của xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Tham gia mô hình nông dân phải thay đổi nhiều tập quán canh tác. Trước hết phải chọn giống tốt, áp dụng đồng bộ các quy trình kỹ thuật mới, tuân thủ nghiêm ngặt khoảng 100 tiêu chí về sản xuất nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định như: Xây nhà kho chứa phân, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), điểm pha chế thuốc và nơi chứa bao bì,...

Ông Ngô Văn Năm ở ấp Hòa Hảo cho biết, trước đây chưa tham gia mô hình, gia đình ông sản xuất 0,6ha sầu riêng giống Ri 6 theo tập quán, phun xịt thuốc theo định kỳ, tốn khá nhiều chi phí nên lợi nhuận thấp. Từ ngày tham gia sản xuất sầu riêng theo quy trình VietGAP, ông Năm và bà con ở đây biết cách sử dụng thuốc BVTV theo phương pháp "4 đúng", đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV. Chi phí sản xuất thấp hơn so với trước đây, hạn chế ô nhiễm môi trường ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, phẩm chất trái ngon, thị trường ưa chuộng.

Khác với sản xuất sầu riêng theo tập quán, sản xuất theo quy trình VietGAP đòi hỏi nông dân phải ghi chép sổ nhật ký để hạch toán chi phí sản xuất, đồng thời truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi có yêu cầu. Đặc biệt, phải sử dụng thuốc BVTV và phân bón trong danh mục cho phép, hướng đến thói quen sử dụng phân hữu cơ sinh học, nhằm duy trì năng suất, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

Qua hạch toán mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP ở xã Ngũ Hiệp, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha, cao hơn 15% so với ngoài mô hình, giá bán bình quân 20.000 – 22.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí thuốc BVTV, phân bón, công chăm sóc, mỗi ha trồng sầu riêng theo quy trình VietGAP thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng, cao nhất từ trước tới nay. Sản xuất sầu riêng theo quy trình VietGAP ở xã Ngũ Hiệp mở ra triển vọng mới về xuất khẩu sầu riêng, hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi tôm bao giờ đột phá? Nghề nuôi tôm bao giờ đột phá?

Hơn 5 năm trở lại đây, chưa bao giờ người nuôi tôm trong tỉnh có được niềm vui trọn vẹn. Bởi nếu tôm không mất mùa do dịch bệnh thì cũng rớt giá thảm hại. Điều này luôn khiến những người trong cuộc đặt câu hỏi: Bao giờ nghề nuôi tôm mới tạo được đột phá sau sự ra đời rất huy hoàng của nó?

27/07/2015
Xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản giảm mạnh Xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản giảm mạnh

Ba mặt hàng nông thủy sản chính của xuất khẩu VN đều giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan.

27/07/2015
 Bảy tháng Việt Nam nhập trên 9.000 tỷ thuốc trừ sâu và nguyên liệu Bảy tháng Việt Nam nhập trên 9.000 tỷ thuốc trừ sâu và nguyên liệu

Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).

27/07/2015
Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trồng bắp vì 2 mục tiêu chiến lược Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trồng bắp vì 2 mục tiêu chiến lược

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.

27/07/2015
Tỷ phú nuôi lợn nhờ áp dụng khoa học công nghệ Tỷ phú nuôi lợn nhờ áp dụng khoa học công nghệ

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.

27/07/2015