Tiêu GlobalGAP
Hướng đến SX sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và ATVSTP, đó là lợi ích từ mô hình trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Hướng đến SX sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và ATVSTP, đó là lợi ích từ mô hình trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP được Cty CP Vinacafe Sơn Thành hỗ trợ người trồng tiêu ở xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên).
Năm 2012, chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu của Chính phủ Đan Mạch (GCF) tài trợ cho Cty CP Vinacafe Sơn Thành nhằm hoàn thiện quy trình SX trồng tiêu theo hướng GlobalGAP. Trọng tâm của tiêu chuẩn này là hướng đến SX tiêu sạch, truy xuất nguồn gốc, ATVSTP. Do đó, một khi sản phẩm tiêu sạch được chứng nhận GlobalGAP sẽ có lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Ông Phùng Quang Đàn, Trưởng phòng SX-KD, Cty Vinacafe Sơn Thành cho biết: "Cây tiêu trồng ở đất Sơn Thành Tây đã hơn 20 năm với tổng diện tích gần 500 ha. Những năm qua nhờ tiêu mà đời sống người dân ngày càng khấm khá. Tuy nhiên để cây tiêu phát triển bền vững thì việc hướng người dân SX theo tiêu chuẩn GlobalGAP là cần thiết.
Để giúp nông dân tham gia chuỗi cung ứng hồ tiêu của thế giới, tiếp cận và ứng dụng công nghệ trồng trọt, chế biến tiên tiến, chúng tôi đã lập dự án hỗ trợ kỹ thuật canh tác, tưới tự động nhỏ giọt và thu mua nguyên liệu để chế biến tiêu trắng xuất khẩu. Hiện có hơn 10 ha với 14 hộ tham gia đang áp dụng trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP".
Cho đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, số diện tích tiêu áp dụng mô hình đều sinh trưởng, phát triển rất tốt, ít sâu bệnh. Hiện đã có khoảng 1 ha tiêu 3 năm tuổi bắt đầu cho trái bói. Qua theo dõi và so sánh, tỉ lệ ra trái bói giữa các vườn tiêu GlobalGAP cao hơn vườn không áp dụng mô hình; đặc biệt khi cây tiêu vào thời kỳ kinh doanh, năng suất sẽ cao hơn từ 10 -15%.
“Sở dĩ các vườn tiêu GlobalGAP phát triển nhanh hơn so với SX tiêu thông thường bởi được trồng theo quy trình kỹ thuật khá nghiêm ngặt từ khâu làm đất, chọn giống đến chăm sóc. Cụ thể như đất trồng, nguồn nước tưới phải được đảm bảo độ an toàn; giống cây trồng sạch bệnh; phân bón, thuốc BVTV đảm bảo trong danh mục được phép sử dụng, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng”, ông Đàn cho biết thêm.
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn tiêu, bà Nguyễn Thị Lan, một người tham gia mô hình cho biết, gia đình bà có 5 sào tiêu trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện vườn tiêu bắt đầu cho trái bói, tỷ lệ đậu trái sai, hột đều hơn so với vườn tiêu không áp dụng mô hình. Tuy nhiên để trồng tiêu theo tiêu chuẩn này, gia đình bà đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt, bón phân, thuốc một cách tự động; có hệ thống rãnh nhằm chống úng cho vườn tiêu. Nhờ vậy vườn tiêu giảm được rất nhiều chi phí đầu tư nên bà rất phấn khởi.
Tương tự, vườn tiêu nhà ông Dương Văn, người cùng thôn trồng 1 ha tiêu cho hay, nhờ SX GlobalGAP mà gia đình ông giảm khoảng 600 công lao động/năm với giá bình quân 200 ngàn đ/ngày/công, trong khi trồng tiêu theo cách thông thường phải tốn khoảng 1.600 công/năm.
“Trồng tiêu theo TBKT mới, mỗi cây tiêu đều được lắp đặt dây tưới tại gốc nên việc tưới nước được tập trung, đúng mục tiêu, vừa tiết kiệm được nước lại không phát tán ra bên ngoài, hạn chế được cỏ dại mọc trong vườn nên công chăm sóc cũng giảm hẳn”, ông Văn chia sẻ.
Qua tìm hiểu được biết, mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho vườn tiêu theo chuẩn GlobalGAP tương đối cao, từ 160 triệu đồng gần gấp đôi so với trồng thông thường, tương đương trồng khoảng 1.600 trụ. Thế nhưng với những hiệu quả tích cực mà mô hình mang lại, hiện có nhiều nông hộ trồng tiêu ở huyện Tây Hòa đang học hỏi và làm theo.
Có thể bạn quan tâm
Tính đến 2015, trên địa bàn huyện Củ Chi ước tính có hơn 242ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó sử dụng nguồn nước kênh Đông là 158ha.
Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.
Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.
Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.
Trà Cú (Trà Vinh) là huyện có diện tích đất đồng láng tương đối nhiều, trên 1.200ha nằm trên địa bàn các xã Đôn Châu, Đôn Xuân và một phần của xã Đại An…. Do đặc điểm của vùng đồng láng là điều kiện giao thông khó khăn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho thủy sản chưa được đầu tư nhiều, nên việc phát triển nuôi tôm (sú và thẻ) theo hình thức công nghiệp (thâm canh và bán thâm canh) còn rất ít, chủ yếu là nuôi quảng canh (thả lan) chiếm trên 90% diện tích.