Tiêu Độc, Khử Trùng Môi Trường Chăn Nuôi
Sau Tết Nguyên đán là thời điểm bà con nông dân chuẩn bị tái đàn chăn thả lứa lợn, gà mới. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khuyến cáo, trước khi chăn nuôi lứa mới, bà con cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chuồng trại, đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, giữ cho đàn vật nuôi khỏe mạnh.
Xin giới thiệu với bà con hai phương pháp tiêu độc, khử trùng chuồng trại cơ bản và dễ thực hiện:
- Sử dụng vôi bột: Có tính sát trùng mạnh, diệt các cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu khuẩn, E.coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn... Bà con dùng vôi bột rắc trước cửa ra, vào của các ô chuồng chăn nuôi, rắc trên nền chuồng, sân chuồng, trại, cống rãnh với tỷ lệ trung bình 100g/m2.
Trong đó, chuồng lợn từ 150 – 200g/m2; chuồng trâu, bò 100 – 150 g/m2; chuồng gà 20 – 25g/m2. Ngoài ra, bà còn có thể dùng dung dịch vôi pha nước để quét tường chuồng, ô chuồng, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi, xung quanh bờ tường khu vực chăn nuôi...
- Sử dụng Cloramin B: Dạng bột, màu trắng hay hơi trắng ngà, có mùi clo nhẹ, dễ tan trong nước. Tác dụng của Cloramin B là sát trùng, tiêu độc, diệt hầu hết các loại vi khuẩn yếm khí, nấm mốc và siêu vi khuẩn. Khi dùng để sát trùng chuồng trại, bà con nên pha Cloramin B nồng độ 0,3 - 0,5% (tức là từ 3 - 5g pha với 1 lít nước), sau đó phun đều lên bề mặt chuồng trại, tường, vách...
Liều lượng khoảng 250 lít dung dịch này phun cho 1.000m2 diện tích chuồng trại. Sau khi phun để từ 3 – 5 giờ rồi rửa kỹ bằng nước sạch. Với những nơi đang có mầm mống bệnh truyền nhiễm (những ổ dịch) hoặc diệt nấm thì dùng liều 10 – 50g/lít nước để pha.
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng nông nghiệp và nổi tiếng với nhiều thương hiệu nông đặc sản. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng giống cây trồng trên địa bàn TP thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô.
Đêm. Biển Quy Nhơn lấp lánh ngàn ánh sao sa, bồng bềnh như đùa giỡn trên những ngọn sóng. Chạy xe trên đoạn đèo quanh co, lượn lờ dọc bãi biển thơ mộng từ Bãi Xép (Quy Nhơn) vào Tuy An (Sông Cầu, Phú Yên), có cảm giác như sao trời đang tỏa sáng lung linh dưới chân mình. Ánh sáng lấp ló trên mặt biển ấy là ánh điện tỏa ra từ các lồng nhử tôm hùm con của ngư dân.
Tuy nhiên, đến nay sản phẩm chủ yếu vẫn chỉ tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân là sản lượng và chất lượng trái bưởi không ổn định nên các doanh nghiệp đầu mối không chủ động nhận đơn đặt hàng xuất khẩu.
Ngày 12.5, ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NNPTNT cho biết, Cục đã ban hành danh mục các hoạt chất thuốc BVTV khuyến cáo lựa chọn để sử dụng trên rau khi cần thiết tại Việt Nam.
Hiện nay, rất nhiều vườn thanh long ở Bình Thuận bị tuyến trùng tấn công, gây hại ở các mức độ khác nhau. Mặc dù việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn nhưng đến đến thời điểm này nhiều nông dân trồng thanh long đã tìm được giải pháp ưng ý nhất.