Tiêu Chuẩn Chung Tôm ASEAN Lợi Ích Cho Các Nhà Xuất Khẩu Tôm Châu Á

Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN.
Người tiêu dùng trên thế giới hiện nay ngày càng hướng tới sử dụng các sản phẩm thủy sản an toàn, được sản xuất bền vững và đáp ứng các yếu tố về môi trường cũng như xã hội.
Hiện nay, hàng loạt các tiêu chuẩn tự nguyện cho thủy hải sản đã và đang được áp dụng trên thế giới như ASC, MSC, GlobalGAP, BAP...tuy nhiên, quá nhiều các tiêu chuẩn đã khiến các nhà sản xuất và XK thủy sản ở các nước lúng túng giữa các tiêu chuẩn và phải đối mặt với chi phí sản xuất gia tăng và không dễ dàng thực hiện với các tiêu chí trong các tiêu chuẩn khác nhau này.
Đây là một vấn đề khiến cho các nhà sản xuất, XK, các chuyên gia thủy sản đặc biệt quan tâm và tìm giải pháp tháo gỡ.
Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN. Tại cuộc họp tháng 12/2013 tại Thái Lan, đại diện các nước thành viên ASEAN nhất trí xây dựng các tiêu chuẩn tôm ASEAN dựa trên nguyên tắc hài hòa các tiêu chuẩn chứng nhận của nước thành viên và tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế khác.
Bộ tiêu chuẩn sẽ được xây dựng dựa vào thực tế của ASEAN và có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước sản xuất tôm trong khu vực cũng như cho các nhà NK và người tiêu dùng.
Bộ tiêu chuẩn này sẽ vừa sức hơn đối với các nhà sản xuất tôm trong khu vực ASEAN trong khi người tiêu dùng trên thế giới dễ dàng hơn trong lựa chọn sản phẩm chất lượng và an toàn trong hàng loạt sản phẩm với các chứng nhận khác nhau.
Tôm nuôi là một trong những loài thủy sản được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Theo ước tính, sản lượng tôm nuôi toàn cầu đạt khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó khu vực ASEAN dẫn đầu. Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar là các nước sản xuất tôm chính trong khu vực này với sản lượng trung bình đạt từ 300.000 - 600.000 tấn/nước.
Là nguồn cung chính cho thị trường thế giới, tôm ASEAN có ảnh hưởng lớn tới nguồn cung và tiêu thụ toàn cầu. Năm 2013 vừa qua, EMS (Hội chứng tôm chết sớm ) tấn công ngành tôm của một số nước trong khu vực này khiến nguồn cung tôm toàn cầu sụt giảm, giá tăng nhanh chóng, và thị trường “đảo lộn”.
Ngày 26/2/2014, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội VASEP đã phối hợp với Hội nghề cá Việt Nam tổ chức Hội nghị cho Tiêu chuẩn tôm ASEAN với mục tiêu chính là tạo nhận thức sâu rộng hơn về Bộ tiêu chuẩn này cũng như thống nhất các mục tiêu quy trình và phương pháp phát triển.
Hy vọng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước sản xuất tôm trong khu vực cũng như góp phần củng cố thêm sức cạnh tranh cho các sản phẩm tôm từ khu vực này trên thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, những người nuôi thỏ đang vui mừng trước thông tin có một công ty của Nhật sẽ thu mua thỏ nguyên liệu về làm dược phẩm với số lượng lớn và giá cả ổn định. Trước cơ hội này, nhiều nông dân muốn bắt tay vào nuôi hoặc mở rộng đầu tư quy mô lớn.

Hải Dương là một xã vùng cát ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với các đặc điểm là đất cát và đồng bằng, cùng với lũ lụt, hạn hán, và nhiễm mặn là những mối đe dọa thường xuyên trên địa bàn.

Được sự ủng hộ của gia đình và người thân, năm 2013 anh Trần Cao Khải, thôn Hương Đà, xã Thiện Kế (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) nhận thầu gần 2ha đất nông nghiệp của Công ty TNHH một thành viên nông-công nghiệp Tam Đảo để đầu tư xây dựng trên 3.000m2 nhà lưới trồng hoa lan, diện tích đất còn lại anh trồng cây Đinh lăng, một loại cây dược liệu được sử dụng trong nhiều sản phẩm nam dược.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.896ha diện tích xoài cát Hòa Lộc, tập trung ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, TP.Vị Thanh. Theo đó, nông dân sản xuất 2 vụ xoài/năm: vụ chính từ tháng 8 đến 12, vụ nghịch từ tháng 1 đến 5.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định phê duyệt dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn và phát triển mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát còm bằng thức ăn công nghiệp giai đoạn 2014-2015”