Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực
Tỉnh Gia Lai có khoảng 80.000ha càphê, hàng năm cần một lượng nước rất lớn từ các công trình thủy lợi để tưới vào mùa khô, đảm bảo cho cây ra hoa kết trái cho vụ sau.
Trước đây, các chủ vườn cây thường sử dụng bằng phương pháp tưới tràn - có nghĩa là trong từng lô cây càphê, các chủ vườn đào mương rãnh xung quanh và cho nước tự chảy vào từng gốc cây liên tục ngày đêm.
Tính ra mỗi hecta càphê cho một lần tưới phải "ngốn" hết từ 4.500-5.000m3 nước. Phương pháp này không những tiêu tốn nước tưới rất lớn mà còn làm trôi đi phần nào lượng phân bón và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
Quan trọng hơn, những năm thời tiết bất lợi, gây ra tình trạng hạn hán kéo dài đã làm cho các nguồn nước trên sông suối và các hồ chứa thủy lợi nhanh bị cạn kiệt. Điều này khiến nguồn nước tưới bị thiếu nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, việc lấy nước tưới cho cây càphê sau khi thu hoạch bằng phương pháp tưới tràn không còn phổ biến như trước nữa. Thay vào đó, các chủ vườn sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây theo một lượng nước nhất định, nước không tràn chảy tự do và lượng phân bón vẫn được giữ lại trong từng gốc cây.
Cách này làm giảm lượng nước tiêu tốn, tính ra mỗi hecta chỉ sử dụng từ 2.400-2.500m3 nước và tiết kiệm được một nửa lượng nước so với phương pháp tưới tràn trước đây.
Khẳng định hiệu quả việc tưới tiêu vườn cây càphê bằng bơm động lực, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chuyên canh cây càphê trên địa bàn đều đầu tư mua máy bơm với công suất lớn để thâm canh tăng năng suất vườn cây.
Ông Hồ Trí Thế - Trưởng phòng Quản lý nước thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác các công trình thủy lợi tỉnh cho biết trong vụ tưới này, bước đầu công ty đã hỗ trợ 50 triệu đồng và cộng thêm nguồn ngân sách của huyện mua 10 máy bơm nước cấp cho 10 hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng Ia Sao (huyện Chưpảh) để tưới cho cây càphê./.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.
Lỡ vụ cá tết - vụ cá luôn được đặt nhiều kỳ vọng trúng mùa, trúng giá do ảnh hưởng của thời tiết thất thường hoặc ô nhiễm nguồn nước - đang là nỗi lo của không ít các hộ nông dân nuôi cá. Ông Võ Anh Đang, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Đa Tôn (huyện Tân Phú) chia sẻ, hồ Đa Tôn được hợp tác xã thuê đầu tư nuôi cá theo hướng để các loài cá sinh trưởng như bên ngoài tự nhiên nên vụ thu hoạch chính là vào thời điểm cuối năm, khi nước hồ cạn bớt nước.
Nhìn lại năm 2014, thời tiết tương đối thuận lợi cho những chuyến biển. Một năm làm ăn hiệu quả của tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết tuy không phải đô thị 100% tập trung về ngư nghiệp nhưng nghề biển đã gắn bó từ rất lâu đời với những địa phương như Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né…
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, bên cạnh mặt tích cực đã phát sinh những bất cập cần quan tâm xử lý để bảo đảm phát triển vững chắc.