Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dế Cải Thiện Cuộc Sống Ở Tây Ninh

Nuôi Dế Cải Thiện Cuộc Sống Ở Tây Ninh
Ngày đăng: 07/05/2012

“Nuôi dế tính ra sướng hơn nuôi heo” - đó là nhận xét của anh Phạm Quốc Nam (37 tuổi) ở ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu (Tây Ninh). Trước đây anh Nam đã từng nuôi heo, nay đã chuyển qua nghề nuôi dế.

Anh Nam cho biết, là một cán bộ công tác ở xã, để cải thiện cuộc sống, trước đây gia đình anh xây chuồng nuôi heo. Nhưng nghề nuôi heo bấp bênh, vốn lớn, lời ít, rủi ro nhiều… may mắn thì người nuôi mới có lời chút đỉnh. Thêm điều kiện đất đai chật hẹp, sống giữa khu dân cư đông đúc, dù kỹ lưỡng đến mấy cũng khó tránh khỏi ô nhiễm môi trường và làm phiền hà hàng xóm, chính vì vậy anh Nam phá bỏ chuồng nuôi heo và chọn dế để nuôi.

Theo anh Nam, nuôi dế cũng dễ. Chuồng nuôi dế làm bằng bạt, đóng nẹp, bỏ chà cây, rơm, lá chuối khô vào cho dế bu. Kích thước mỗi chuồng dài 2 m, ngang 1 m và cao 7 tấc. Sau 40 ngày nuôi là thu hoạch. Mỗi chuồng thu được từ 20 đến 25 kg dế. Giá dế hiện nay lái đến nhà mua là 45.000 đồng/kg. Thức ăn cho dế gồm hai loại là thức ăn chăn nuôi heo và thức ăn xanh là rau cỏ, đọt mì… Trừ các chi phí mỗi đợt nuôi, mỗi chuồng nuôi dế còn lời được khoảng 300.000 đồng. Người nào nuôi được 10 chuồng, bình quân khoảng 50 ngày (tính từ lúc bỏ mẻ trứng vào chuồng) thì thu nhập được khoảng 3 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thức ăn.

Anh Nam cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn xã Phước Trạch có khoảng 50 hộ nuôi dế, trong đó có một số cán bộ xã. Mức thu nhập từ nghề nuôi dế không cao, nhưng công việc khá nhẹ nhàng, ít vốn, tận dụng được thời gian nhàn rỗi. Dế không có mùi hôi, nên đặt chuồng nuôi ngay bên hiên nhà, trên thềm nhà cũng được… Đối với cán bộ công nhân viên chức, nông dân nghèo ít ruộng đất đều có thể nuôi dế được.

Tuy nhiên, dế cũng như các loại nông sản hàng hoá khác, giá cả cũng lên xuống bấp bênh theo quy luật cung cầu của thị trường. Thêm vào đó, việc người dân ồ ạt nuôi theo phong trào dẫn đến sự mất cân đối trong cung – cầu, dẫn đến nhiều nguy cơ rủi ro khi dế đến kỳ thu hoạch nhưng không bán được. Chính vì vậy, người nuôi dế luôn trăn trở và lo lắng về đầu ra cho sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng cầu cứu Hiệp hội chè Việt Nam Lâm Đồng cầu cứu Hiệp hội chè Việt Nam

Trước tình hình hơn 2.000 tấn chè ô long của Lâm Đồng bị tồn kho không bán được, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam vào cuộc trợ giúp.

03/11/2015
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng thêm 500 ngàn đồng/tấn Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng thêm 500 ngàn đồng/tấn

Hôm nay (30/10), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều tiếp tục tăng khá mạnh. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 11/15 tiếp tục tăng thêm 26 USD/tấn hay +1,69% lên mức 1.566 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 26 - 28 USD/tấn.

03/11/2015
IGC dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-16 giảm 1% IGC dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-16 giảm 1%

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-16 đạt 474 tấn, giảm 1% so với 478 triệu tấn của niên vụ trước và giảm so với 477 triệu tấn dự báo trước đó.

03/11/2015
Làm rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng giống ngô có bắp nhưng không hạt ở Sa Pa Làm rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng giống ngô có bắp nhưng không hạt ở Sa Pa

Như báo Nhân Dân đã đưa tin, hàng chục héc-ta ngô lai VN10 trồng ở xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai) có bắp nhưng không có hạt, gây thất thu cho nông dân. Đơn vị cung ứng giống ngô này là Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương.

03/11/2015
Nông dân huyện Kbang điêu đứng với cây cao su Nông dân huyện Kbang điêu đứng với cây cao su

Khi giá mủ cao su tăng cao, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã đổ xô trồng cây cao su với ước mơ đổi đời.

03/11/2015