Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Số Chú Ý Khi Trồng Rau Có Sử Dụng Màng Phủ Ở Vụ Xuân Hè

Một Số Chú Ý Khi Trồng Rau Có Sử Dụng Màng Phủ Ở Vụ Xuân Hè
Ngày đăng: 16/05/2012

Hiện nay, việc sử dụng màng phủ để trồng một số loại cây rau màu (cà chua, ớt, dưa, bầu bí, đỗ...) trong vụ Xuân Hè khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng do nhiều ích lợi mang lại. Để có được những kết quả tốt trong việc sản xuất rau có sử dụng màng phủ, người trồng rau cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:
 
 Làm đất trồng: 
 
 Trồng rau có màng phủ, đất cần phải cày bừa kĩ, xử lý nấm bệnh bằng vôi bột (15-20kg/sào BB) và diệt sâu trong đất bằng thuốc hạt Fudazan (0,5kg/sào). Luống trồng rau vụ Xuân Hè cần thấp hơn so với vụ Hè Thu (trung bình lên luống cao 20-25cm), san phẳng mặt luống để thuận lợi cho việc phủ màng.
 
 Bón phân lót: 
 
 Lượng phân bón lót cho rau trồng có màng phủ cần nhiều hơn trồng thường để giảm được việc bón thúc và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây. Tốt nhất nên bón lót 100% phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 100% phân lân + 1/3 urê + 1/3 kali. Lượng phân lót được rải và trộn đều vào đất trên mặt luống. Không nên bón lót theo hàng hoặc hốc sẽ làm cây con bị ngộ độc.
 
 Kỹ thuật căng màng phủ: 
 
 Cần tưới ẩm luống đất trước khi căng màng phủ nhằm hạn chế việc tưới gốc cho cây nhiều lần sau trồng. Khi căng màng phủ, phải để mặt xám bạc lên trên, mặt đen xuống dưới. Đậy sao cho mặt màng phủ phải tiếp xúc đều với đất để nhiệt độ đất tăng đều khi trời nắng và màng phủ không bị rách khi người dẫm lên. Muốn phát huy được hiệu quả nên giữ màng phủ sát chân luống để tránh cỏ mọc.
 
 Gieo trồng cây con: 
 
 Vụ Xuân Hè có đặc điểm thời tiết đầu vụ còn giá rét, tốt nhất nên áp dụng biện pháp gieo ươm cây con trong khay, bầu, vườn ươm (trừ các cây họ đậu đỗ). Làm được vậy sẽ bảo đảm cho cây con có tỷ lệ sống cao, lên đồng loạt và phát triển thuận lợi. 
 
 Đối với cây con gieo trên nền bùn hoặc vườn ươm thì khi thời tiết thuận lợi nên đưa cây con ra trồng sớm (lúc cây mới nhú lá thật khoảng 1-2mm) để tránh làm tổn thương bộ rễ cây khi cấy chuyển (cây không bị “chột” sau trồng).
 
 Trước khi trồng cây con 1-2 ngày cần phun thuốc Validacin 40cc/16l một lượt vào các hốc trồng cây nhằm phòng bệnh chết cây con trong điều kiện thời tiết mưa phùn kéo dài. Các hốc cần được bổ sung một lượng nhỏ trấu hoặc rơm rạ mục để giữ ấm gốc cây và dễ gieo trồng.
 
 Bón thúc: 
 
 - Trong vòng 20 ngày sau trồng, bón phân cho cây bằng cách phun các loại phân bón lá kích thích nảy chồi, ra rễ và tưới vào gốc cây bằng phân urê với nồng độ loãng.
 
 - Giai đoạn từ 20 ngày sau trồng trở đi, bón thúc cho cây bằng cách bón vùi là tốt nhất (chọc lỗ rộng 2-3 cm, sâu 10cm giữa hai cây hoặc 2 hàng rồi vùi phân xuống). Không nên tưới thúc nhiều lần cho cây vì không những không phát huy được hiệu quả khi bón phân mà còn dễ làm cho cây bị nấm bệnh xâm nhập và gây hại, nhất là bệnh lở cổ rễ, bệnh thối khô rễ cây…
 
 Giai đoạn cây rau ra hoa đậu quả trong vụ Xuân Hè thường có mưa phùn đối với cây ra hoa sớm và nắng nóng đối với cây ra hoa muộn. Vì vậy, cần phun bổ sung các chế phẩm phân vi lượng, các chất kích thích ra hoa, đậu quả giúp cho cây đậu quả được nhiều hơn. 
 
 Tưới nước: 
 
 Trong vòng 3 tuần sau trồng, tưới trực tiếp vào gốc cây bằng bình ôdoa để duy trì độ ẩm cho rau phát triển thuận lợi. Từ sau trồng 3 tuần trở đi, nên áp dụng biện pháp tưới ngấm là tốt nhất. Bơm nước vào các rãnh luống rồi để nước ngấm dần vào luống. Khi nước đã ngấm đều mặt luống thì tháo cạn. 
 
 Giai đoạn ra hoa và đậu quả là giai đoạn cây cần nhiều nước nên cần duy trì độ ẩm đất thích hợp để chống rụng hoa, rụng quả cho cây khi thiếu hoặc thừa nước. 

 Ở những chân ruộng cao, nơi đầu gió, nếu trồng dưa bò luống (dưa hấu, dưa lê…) cần rải một lượng rơm khô lên mặt luống để dây có chỗ bám, giữ cho ngọn dưa không bị gió lay gốc khi cây chưa bò khỏi mặt màng phủ.

Có thể bạn quan tâm

Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ

Thay vì chỉ tập trung vào một thị trường Trung Quốc, thời gian gần đây, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, thương lái... ở nhiều lĩnh vực đang tăng tốc chủ động lên những kế hoạch khá bài bản để mở rộng sang những thị trường khác.

17/06/2014
Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía

Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

09/07/2014
Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

09/07/2014
Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

17/06/2014
Huyện Lục Ngạn Thu 1.620 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều Huyện Lục Ngạn Thu 1.620 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều

Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.

09/07/2014