Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực

Tỉnh Gia Lai có khoảng 80.000ha càphê, hàng năm cần một lượng nước rất lớn từ các công trình thủy lợi để tưới vào mùa khô, đảm bảo cho cây ra hoa kết trái cho vụ sau.
Trước đây, các chủ vườn cây thường sử dụng bằng phương pháp tưới tràn - có nghĩa là trong từng lô cây càphê, các chủ vườn đào mương rãnh xung quanh và cho nước tự chảy vào từng gốc cây liên tục ngày đêm.
Tính ra mỗi hecta càphê cho một lần tưới phải "ngốn" hết từ 4.500-5.000m3 nước. Phương pháp này không những tiêu tốn nước tưới rất lớn mà còn làm trôi đi phần nào lượng phân bón và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
Quan trọng hơn, những năm thời tiết bất lợi, gây ra tình trạng hạn hán kéo dài đã làm cho các nguồn nước trên sông suối và các hồ chứa thủy lợi nhanh bị cạn kiệt. Điều này khiến nguồn nước tưới bị thiếu nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, việc lấy nước tưới cho cây càphê sau khi thu hoạch bằng phương pháp tưới tràn không còn phổ biến như trước nữa. Thay vào đó, các chủ vườn sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây theo một lượng nước nhất định, nước không tràn chảy tự do và lượng phân bón vẫn được giữ lại trong từng gốc cây.
Cách này làm giảm lượng nước tiêu tốn, tính ra mỗi hecta chỉ sử dụng từ 2.400-2.500m3 nước và tiết kiệm được một nửa lượng nước so với phương pháp tưới tràn trước đây.
Khẳng định hiệu quả việc tưới tiêu vườn cây càphê bằng bơm động lực, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chuyên canh cây càphê trên địa bàn đều đầu tư mua máy bơm với công suất lớn để thâm canh tăng năng suất vườn cây.
Ông Hồ Trí Thế - Trưởng phòng Quản lý nước thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác các công trình thủy lợi tỉnh cho biết trong vụ tưới này, bước đầu công ty đã hỗ trợ 50 triệu đồng và cộng thêm nguồn ngân sách của huyện mua 10 máy bơm nước cấp cho 10 hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng Ia Sao (huyện Chưpảh) để tưới cho cây càphê./.
Related news

Để đảm bảo cho việc chăn nuôi được an toàn, không xảy ra dịch bệnh, Chi cục Thú y tỉnh đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo người dân nêu cao ý thức phòng bệnh, đặc biệt là việc chuẩn bị con giống, chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, tiêm phòng đủ các mũi vắc xin, bổ sung nguồn thức ăn tinh cho đàn vật nuôi.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt và công bố ứng dụng kết quả dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài trên biển theo hướng bền vững tại vịnh Vân Phong”. Dự án do Thạc sĩ Huỳnh Kim Khánh (Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh) làm chủ nhiệm; nhận chuyển giao công nghệ từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.

Hiện tại, nông sản sạch vẫn gặp khó về đầu ra vì giá bán còn cao. Sản xuất với quy mô lớn nhằm giảm giá sản phẩm được xem là giải pháp cho vấn đề trên.

Việc quy hoạch của tỉnh nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn lực xã hội để phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng chuyên canh, có năng suất, chất lượng tốt, cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường và hướng tới xuất khẩu.

Vẫn nghe khái niệm rau sạch, rau an toàn nhưng rau hữu cơ thì ít, dường như còn khá lạ. Mục sở thị trang trại rau hữu cơ của Công ty CP TERRANIQUE tại xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) mới thấy quy trình trồng rau ở đây hoàn toàn khác biệt và theo tiêu chuẩn thực sự khắt khe.