Tiếp vốn phát triển nghề trồng quất cảnh

Xã Tàm Xá có hơn 200ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng quất cảnh chiếm tới hơn 100ha. Nhiều năm nay, trồng quất là nghề mang lại thu nhập chính của người dân nơi đây.
Phát huy thế mạnh
Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Đức Sơn – Phó Chủ tịch Hội ND xã Tàm Xá cho biết:
“Khởi đầu, một số bà con trong xã chuyên đi buôn quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết thấy mức thu nhập hấp dẫn và cây trồng này phù hợp với kinh tế nông nghiệp ngoại thành nên đã đem cây quất giống về xã trồng thử. Khoảng 3-4 năm trở lại đây nghề trồng quất cảnh nở rộ và nhân rộng ra toàn xã”.
Nông dân xã Tàm Xá bước vào giai đoạn tỉa quả, tạo lộc chuẩn bị đón vụ quất cảnh vào dịp cuối năm.
Anh Sơn tính, hiện nay toàn xã có khoảng 500 hộ trồng quất với quy mô mỗi hộ trồng từ vài sào đến hàng mẫu. Đa số các hộ trồng quất đều kiêm luôn việc bán giống và cây quất cảnh chơi tết.
“Dự án trồng quất do Hội ND TP.Hà Nội phối hợp Hội ND huyện Đông Anh thực hiện ở xã Nghi Tàm với số vốn 300 triệu đồng giải ngân cho 15 hộ vay, mỗi hộ được vay 20 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án là 36 tháng (từ tháng 6.2013 đến tháng 6.2016), phí vay 0,4%/tháng.
Trong quá trình triển khai dự án, Hội ND xã phối hợp Ban quản lý dự án luôn theo dõi, kiểm tra, giám sát các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích”- anh Sơn khẳng định.
Cùng với việc trao vốn vay, Hội ND xã còn thường xuyên tổ chức nhiều buổi tập huấn về kỹ thuật, bổ túc kỹ năng, tay nghề chăm sóc quất cảnh cho hội viên, ND.
Phù hợp với nông nghiệp ngoại thành
"Trồng quất phải đầu tư, chăm sóc cả năm trời, đến dịp tết mới có sản phẩm bán. Được tiếp vốn đúng lúc, dịp Tết Ất Mùi vừa rồi gia đình tôi trúng vụ quất cảnh...”.
Chị Nguyễn Thị Toan, thôn Đông, xã Tàm Xá (Đông Anh, Hà Nội).
Cùng anh Sơn ra thăm cánh đồng trồng quất cảnh, chúng tôi dừng chân bên ruộng quất của gia đình chị Nguyễn Thị Toan, thôn Đông.
Tay thoăn thoắt tỉa quả lấy lộc, chị Toan vui vẻ cho hay:
“Chỗ đất này trước đây gia đình tôi trồng ngô. Thấy các bác trong thôn trồng quất cho thu nhập cao tôi bèn trồng thử. Sau 4 năm trồng quất, tôi thấy so với trồng ngô thì việc trồng quất mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 20 - 30 lần. Sở dĩ gia đình tôi mở rộng được diện tích quất cảnh như hôm nay là nhờ vốn vay 20 triệu đồng vốn Quỹ HTND vào giữa năm 2013… ”.
Theo chị Toan, việc trồng quất khá vất vả, tốn nhiều công chăm sóc, nhất là rất tốn kém về chi phí đầu tư mua nguyên liệu để chế biến thành phân bón hữu cơ.
“Trồng quất phải đầu tư, chăm sóc cả năm trời, đến dịp tết mới có sản phẩm bán. Được tiếp vốn đúng lúc, năm vừa rồi gia đình tôi trúng vụ quất cảnh…”- chị Toan chia sẻ.
Với 5 sào trồng quất, mỗi năm gia đình chị Toan có doanh thu hơn 300 triệu đồng từ việc bán cây giống và quất cảnh chơi tết, trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng.
Cũng được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng, ông Hoàng Viết Thính bày tỏ:
“Trồng quất quan trọng nhất là giai đoạn tỉa quả lấy lộc, làm cho quả chín vàng đều đúng dịp tết. Hiệu quả trồng quất đã thấy rõ, tôi mong muốn Hội ND và các ban ngành tiếp tục quan tâm, định hướng và có những hỗ trợ cụ thể cho ND…”.
Có thể bạn quan tâm

Về phía người dân, phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả, nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chức năng; quản lý tốt nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình chăn nuôi thủy sản, người dân cần sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố, sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y…

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai thực hiện sau 4 năm trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan, với nhiều dấu ấn tích cực; tạo bước tiến dài và là cơ sở vững chắc để tỉnh ta hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng lộ trình đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015 dù còn không ít gian nan, thách thức...

Trong năm 2014, Ban chỉ đạo giảm nghèo đã tổ chức tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho 662 hộ nghèo được bình xét trên địa bàn 38 xã. Nhờ có chương trình, đa số các hộ trồng trọt chăn nuôi đều có hiệu quả, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Điều cốt lõi của nông thôn mới là nâng cao chất lượng sống của nông dân, thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập. Trong đó, 2 địa phương “đột phá” trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã đạt những con số ấn tượng: TX.Long Khánh đạt thu nhập bình quân 38,6 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 2 lần so với năm 2009), Xuân Lộc đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2008).

Hội Làm vườn huyện Lai Vung hiện có 651 hội viên, tăng 181 hội viên so với năm 2013. Hội đã thành lập được 4 Hội Làm vườn ở các xã: Vĩnh Thới, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Hòa. Năm 2014, Hội vận động nhà vườn tổ chức các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao như: tổ liên kết trồng quýt của Hội Cựu chiến binh xã Long Hậu, tổ hợp tác trồng thanh long, cam xoàn xã Vĩnh Thới,...