Tiếp Vốn Cho Doanh Nghiệp Đầu Tư Nông, Lâm Nghiệp

Đó là Quỹ Xúc tiến đầu tư nông lâm nghiệp (APIF) thuộc Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp ở Bắc Kạn (3PAD).
Quỹ nhằm mở rộng, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, hướng tới cải thiện sinh kế, giảm nghèo một cách bền vững và công bằng, mang lại những đổi thay tích cực trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Với tổng vốn 2 triệu USD, sau hơn 2 năm triển khai Quỹ APIF tại tỉnh Bắc Kạn, đến nay đã có 11 doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng vốn với tổng mức đầu tư gần 90 tỷ đồng, trong đó kinh phí tài trợ từ Quỹ APIF là gần 32 tỷ đồng. Các dự án được tài trợ từ quỹ này đã và đang có những tác động đáng kể đến doanh nghiệp và người dân trong các huyện thuộc dự án và vùng lân cận.
Công ty cổ phần Quang Minh với Nhà máy Miến dong Tân Sơn đã được quỹ hỗ trợ 5 tỷ đồng để đầu tư dây chuyền chế biến tinh bột, miến dong...
Ông Trần Hiếu Trung – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Quang Minh cho biết: Nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ APIF được chúng tôi đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty rất mong tiếp tục được hỗ trợ để nhà máy mở rộng thị trường...
Thông qua việc hỗ trợ tài chính của Quỹ APIF cho các doanh nghiệp ở Bắc Kạn, riêng năm 2013, đã có gần 1.300 hộ được hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi; gần 1.700 hộ được tập huấn về khoa học kỹ thuật; số hộ được bao tiêu sản phẩm là hơn 1.620.
Cũng qua hơn 2 năm triển khai quỹ này, đã có 7.400 lao động được tạo việc làm. Quỹ còn góp phần nâng cao năng lực cho người dân trong việc tổ chức sản xuất cũng như làm việc với doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường. Các hạng mục được đầu tư từ nguồn kinh phí của Quỹ APIF đã phát huy hiệu quả khá, từ đó năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt, thị trường đầu ra của doanh nghiệp ngày càng được củng cố, mở rộng…
Có thể bạn quan tâm

Trong 3 năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp (DN) nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do thị trường xuất khẩu sụt giảm. Thị trường Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê cũng làm ngành cá tra điêu đứng.

Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm thương phẩm toàn tỉnh Ninh Thuận thả nuôi trên 955 ha, trong đó có 900 ha tôm thẻ chân trắng và 55 ha tôm sú. Tuy diện tích thả nuôi chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm và giá bán tôm thương phẩm tăng, đây được coi là tín hiệu vui về sự khởi sắc của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.

Năm 2000, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang nuôi tôm, nhiều nông dân tưởng chừng đã bước được một chân vào cánh cửa đổi đời.

Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.